Tìm kiếm

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

TỔ SƯ THIÊN THAI THIỀN GIÁO TÔNG VIỆT NAM

Chúng ta đọc, tụng thọ trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phải biết mình tu theo Tổ Sư Thiên Thai Thiền Giáo Tông. Cần ôn lại pháp môn hành trì của Tổ, để nương theo sự chỉ dạy ấy trong tu hành, nhất định sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

   Trong  bài sám Pháp Hoa, Hòa Thượng Thích Trí Quảng đã dùng sáu câu để ca ngợi Tổ Huệ Đăng:
                     “Con nay hạnh ngộ Thiền Tông,
                 Huệ Dăng Thanh Kế hiện thân Phật Đà
                      Tùy duyên độ chúng Ta Bà,
                 Pháp Hoa Thiền Giáo thật là chơn tông.
                       Tu hành cần phải dụng công,
                 Lục căn thanh tịnh, lục thông hiển bày”.
  Trong 84.000 pháp tu của đức Phật để lại, chọn được pháp tu thích hợp với ta, hợp với hoàn cảnh và thời đại của chúng ta quả là rất khó, Nhưng chúng ta đã may mắn gặp được Tổ Sư hay gặp Tổ qua giáo Pháp của Ngài chỉ dạy và thể nghiệm được phần nào là thấy kết quả tốt đẹp.
   Tổ Huệ Đăng ở thế kỷ thứ xx Ngàì đã tham gia phong trào Cách Mạng chống Pháp ở miền Trung do Vua Hàm Nghi lãnh đạo. Ngài quê ở Phú Yên. Ngài là Tổ Sư Thiên Thai Thiền Giáo Tông mà chúng ta đang hành trì theo Ngài.
 Khi tổ chức Cách Mạng của Vua Hàm Nghi bị tan rã, Ngài đã cùng với đoàn thương thuyền đến núi Chân Tiên, Bà Rịa Vũng Tàu. Ở núi này, Ngài nghe tiếng tụng kinh ở chùa Long Hòa của Tổ Hải Hội cũng là người ở Phú Yên vào đó hành đạo. Ngài đã thức tĩnh và phát  tâm quy y với tổ Hải Hội. Tổ Hải Hội Ngài nhận thấy Ngài có Pháp khí Đại Thừa, có căn lành sâu dày với Phật Pháp, nên đã thế Pháp cho Ngài và đặt pháp danh là Thiện Thức( tức là đã giác ngộ). Ngài nhận thấy được cuộc đời là mộng  huyễn, sinh diệt,không bền chắc, nên Ngài đi tìm cái Vĩnh Hằng bất tử về con người thực, chân tâm,nên Cụ đã tryền cho Ngài  9  chữ Chuẩn Đề cùng với bộ kinh Pháp Hoa, nhưng cụ chỉ đưa Ngài quyển thứ bẩy bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa kinh .
   Sau khi lãnh hội Pháp, Ngài đã mang kinh vào rừng, tìm được hang của ông Hổ để trú ẩn trắc nghiệm pháp. Với quyết tâm tu hành cao độ, Ngài ở trong rừng sâu ba năm, ăn măng rừng,uống nước suối, Chắc chắn do sự hạ thủ công phu, mà Ngài đã vượt qua chướng khí bệnh tật núi rừng.
   Còn chúng ta bay giờ quen ở tiện nghi tốt, không thể nào chịu được khắc nghiệt ấy.   Trong núi rừng bạt ngàn, Ngài trầm mình trong kinh điển Thiền Quán và gia công trì chú, trải qua thời gian sống với pháp thực và Thiền thực, Ngài đã dắc đạo trở ra chùa Long Hòa, đảnh lễ cụ Tổ Hải Hội để xin ấn chứng. Cụ Tổ nhận thấy Ngài đã sáng đạo, mới đổi pháp danh là Huệ Đăng pháp là Tứ Thanh Kế, nghĩa là nối tiếp ngọn đèn trí tuệ của Đức Phật.
   Với tâm thanh tịnh sáng suốt của bậc đắc đạo Tổ Huệ Đăng trở lại cuộc đời giáo hóa mọi người được dễ dàng.   Điển hình Là Hòa Thượng Minh Tịnh ở Bình Dương, vị này đã quyết tâm tu, đã từng đến Tây Tạng học đạo với các vị Đạt Ma, thử nghĩ xem hơn 100 năm trước đây, con đường đi đến Tây Tạng không đễ chút nào. Trở về Việt Nam vị sư này cũng ra Thiên Thai đảnh lễ Tổ Huệ Đăng để cầu Pháp sau đó các vị nổi tiếng như Hòa Thượng Minh Nguyệt. Hòa Thượng Thiện Hào. Hòa thượng Huệ Nghiêm v..v… cũng đã học đạo với Tổ Huệ. Đăng:   Chúng ta ca ngợi : ( Huệ Đăng thanh kế hiện thân Phật Đà)2 là vậy. Nghĩ đến Tổ nghĩ đến sự cảm hóa rất mãnh liệt của Ngài. Nghĩ đến cuộc đời hành đạo của Ngài thật trong sáng, gợi ra  cho chúng ta hình dung ra Phật. điều này rất quan trọng.   Thật vậy: Nếu chúng sanh nặng nghiệp chướng, đầy phiền não tràn lao, mà gặp thầy cũng như vậy thì cả hai nghiệp chướng phiền não tác động lẫn nhau làm chúng ta khổ thêm.
   Trái lại gặp được Sư Minh Đắc đạo, tức sạch nghiệp chướng hết trần lao, tâm hồn giải thoát, an lạc của thầy sẽ truyền cho chúng ta,tự động lòng mình được an vui, thanh tịnh theo, đạo là như thế. Không dùng lời nói,nhưng bằng căn lành cảm nhận được an vui giải thoát .
     Tổ Huệ Đăng đắc đạo, tâm Ngài trong sáng an lạc, Thanh tịnh giải thoát, được thể hiện trong lời nói của Ngài. Trong việc làm độ sanh của Ngài. Trong Pháp tu mà Ngài để lại cho chúng ta.   Bậc đạo sư như thế không dễ gặp. Nhưng chúng ta may mắn sống trong  dòng Pháp của Ngài. Đã cảm nhận được niềm an lạc,
                         “Tùy duyên độ chúng Ta Bà”.   Nghĩa là tùy theo hoàn cảnh nhân duyên mà tu, tinh thần này hiểu rõ nét, qua sự chỉ dạy của Tổ.    Trên bước đường tu, có nhiều người chấp Pháp, cho rằng pháp phải như thế này, thế nọ, nhưng chính họ đã khổ vì Các chấp đó,
   Tổ Huệ Đăng đắc đạo. Ngài dạy chúng ta “Vô hữu định Pháp”: Tức là không có pháp nào nhất định làm cho chúng ta giải thoát được.
   Giáo Pháp căn bản của đức Phật có thể rút gọn trong bốn chữ: “ “Không- Tĩnh - Xả - Tuệ”tức là không cố định. Thật vậy: Pháp không cố định nên Tổ dùng chữ “Tùy duyên” độ chúng Ta Bà.
   Đúng thế: Pháp thích hợp với người này thì không thích hợp với người khác, Pháp phù hợp với thời đại này thì không phù hợp với thời đại Khác. Thích hợp với chỗ này  thì không thích hợp với chỗ khác.
   Nhận thấy quan điểm cuả xã hội Việt Nam, Một trăm năm trước đây đã không cháp nhận nhà Sư đi khất thực, Cho nên Tổ Huệ Đăng đã dùng tùy duyên bằng cách chia ruộng hoang cho nhà chùa, dạy chúng làm ruộng để có thực phẩm tự túc và cũng trồng thuốc để cứu người, cộng với thần lực trì chú Chuẩn Đề mà các vị tu hành với Tổ đã có khả năng chữa được nhiều bệnh, cho nhiều người như tâm thần, bệnh ma dựa và nhiều bệnh khác.
   Cảm ơn tổ sâu dày vì nhờ theo pháp tùy duyên của Tổ chỉ dạy mà vượt qua bao nhiêu chướng ngại, Nếu không học được hai chữ tùy duyên, cứ chấp chặt với pháp cố định, tai nạn không lường. Sự thực lịch Sử cho thấy, trước khi thống nhất đất nước, sau khi thống nhất đất nước, kế đến giai đoạn  đất nước đổi mới và hiện nay là giai đoạn hội nhập thế giới, chúng ta có bốn thời kỳ sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên: Tùy từng lúc chúng ta hành đạo khác nhau, không phải lúc nào cũng giống lúc nào. Từng chỗ cũng có những chỗ khác nhau, mặc dù đất nước đã thống nhất, nhưng mỗi địa phương lại có  sinh hoạt khác nhau.
   Ở Ta Bà này phải tùy duyên, không thể khác, vì Ta Bà lúc nào cũng muôn mặt, người có trí tuệ,phải quan sát từng hoàn cảnh mà ứng sử tương ưng, tùy theo cái muôn mặt mà hành đạo.Chừng nào lên Cức Lạc hay ở Niết Bàn mới có sự đồng nhất hoàn toàn không phải tùy duyên nữa.
   Đức Phật Ngài dạy trong kinh Pháp Hoa là (Pháp Nhĩ Như Thị ) nghĩa là cái gì cũng xẩy ra đúng quy trình của nó.   Người hiểu đạo, đắc đạo theo quy trình đó mà hành xứ.
               “ Pháp Hoa Thiền Giáo thật là chân tông”.
   Tổ Huệ Đăng Ngài đắc đạo thấy nguyên nhân sâu xa, Ngài dạy chúng ta tu, Ngài lập ra Thiên Thai Thiền Giáo Tông và Liên Hữu Hội. Theo Ngài trên bước đường tu lấy kinh Pháp Hoa làm chính vì kinh này hàm chứa hai ý quan trọng là Diệu Pháp và Liên Hoa. Ý này được người Tây Tạng giải nghĩa là Viên Minh Châu nằm trong hoa Sen mà chúng ta thường đọc câu: “Án, Ma Ni Bát Di Hồng”.Người tu đắc đạo tâm trong sáng, Việc làm tốt đẹp như hoa sen không dính nước, thì chẳng có lực nào phá hoại được.   Đức Phật Ngài khẳng định rằng người xấu hại người tốt, họ tự chuốc vạ vào thân, còn làm cho người tốt sáng thêm.
   Cuộc đời của Tổ Huệ Đăng đã chứng minh điều này. Tổ đắc đạo ,Tăng, Ni và Phật tử khắp nơi kính ngưỡng, tìm đến Ngài để học đạo rất đông.
   Những người không đắc đạo khởi tâm ganh tức, nói xấu Ngài, Tổ Huệ Đăng vẫn thanh thản,Tự tại, Những người đương quyền ở địa phương mới thưa với Tổ rằng: Họ nhận thấy tổ rất tốt, làm được nhiều việc lợi ích, được nhiều người kính trọng, vì thế người càng nói xấu Ngài thì họ càng thấy người ấy xấu hơn.   Chúng ta tu Pháp Hoa, nhớ lời Phật dạy: Không nói lỗi của người khác,. Có lỗi thật còn không nói,huống chi không có lỗi mà bịa ra lỗi. Có người chì trích phản ứng nội tâm của Tổ,        Ngài viết bài sám Thảo Lư:
“ Chốn Thảo Lư an cư dưỡng tánh,
Dốc một lòng nhập Thánh Siêu phàm,
 Sắc tài danh lợi chẳng ham,
Thị phi phủi sạch luận đàm mặc ai”.
Đới  với Tổ Huệ Đăng: người nói tốt , người nói xấu, nói phải, nói trái, Ngài không bận tâm, chúng ta là môn hạ của tổ Thiên Thai Thiền giáo Tông phải nhớ lời dạy này ghi nhớ trong tâm, thị phi phủi sạch, luận đàm mặc ai. Ngài viết bài kệ:
“Tuyết ban mai lâu dài chi đó.
Thân người đời nào có bao lâu.
 Rộn ràng trong cuộc bể dâu
Xuân xanh mới đó bạc đầu rồi đây

Ba vạn sáu ngàn ngày công khó.
Chia phần đem cho đó một hòm.
Của tiền để lại cháu con,
Bao nhiêu tội lỗi phần hồn lãnh riêng
Làm việc gì trên cuộc đời này, khi chết chỉ chia cho một cái hồm mà thôi,nên chúng ta không bận tâm chuyện thị phi, có như vậy bụi trong tâm mới phủi sạch, tâm mới sáng lên.
   Khi ngài tu hành trừ bỏ sắc ,lợi, danh, vọng,quét sạch bụi trong tâm, Tâm bừng sáng, Ngài có Pháp danh là Huệ Đăng, nghĩa là ngọn đèn tâm sáng, phủi sạch thị phi, đèn tâm sáng lên, hiện tánh Chân Như, tức đắc đạo. Ngài nhận ra bản tánh Di Đà hiện hữu ngay trong Chân Như Tánh. Nếu biết quay về an trụ trong Chân Như của mình. Phật Di Đà không phải ở nơi xa xăm nào: “Y theo giáo Pháp Thích Ca.
                           Tự nhiên bản tánh Di Đà phóng quang”.
Chúng ta đi theo bước chân của Tổ Thiên Thai Thiền Giáo Tông để thâm nhập giới tâm linh, Ngài thường đọc bài kệ:
                                  “Người tu Thiên Thai Tông
                                    Như núi đá kiên cố,
                                    Gió ngàn không lay chuyển
                                    Mặc cho người khen chê”.
Đúng như bài sám hòa Thượng Thích Trí Quảng đã viết sáu câu để ca ngợi Tổ Huệ Đăng như sau:
“ Con nay hạnh ngộ Thiện Nhân
Huệ Đăng thanh kế hiện thân Phật Đà
Tùy đuyên độ chúng Ta Bà
Pháp Hoa Thiền Giáo thật là Chân Tông.
Tu hành cần phải dụng công,
Lục căn thanh tịnh , lục thông hiện bày”.
   Đó là Sơ lược Lịch Sử Tổ Thiên Thai Thiền Giáo tông, điển hình là Tổ Nhất Thượng Huệ Hạ Đăng.
 Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
Kỵ Tổ Sư Thiên Thai Thiền Giáo Tông Ngày 10 tháng 7 Âm Lịch ./.      

Nguồn: http://kyniem.easyvn.com          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét