Lý do có đoàn thỉnh Kinh từ Đại Đường sang Tây Thiên đã được Pháp Minh Khoa nêu trong
bài “Học Tây Du Ký 04” Tuy nhiên đây
chỉ là lý do bề nổi được nêu
chính thức trong truyện. Vậy lý do
bên trong hay có thể nói là mục đích thật sự để Ngô Thừa Ân bỏ công sức viết bộ tiểu
thuyết Tây Du Ký là gì ? Ai cũng biết 1 tác phẩm văn học ngoài ý
nghĩa và nội dung thể hiện bằng
giấy mực đọc được, giá trị của
tác phẩm thường lại là ý nghĩa và nội dung mà người đọc phải suy
ngẫm mới hiểu ra.
Tìm kiếm
Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013
Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013
Tìm hiểu định nghĩa “Tạo hoá, sắc tạo và tâm tạo”
“LTG : Trong tạp chí Hoa Sen Orange County số 34, tôi có nói về TẠO HOÁ VỚI NGHĨA SẮC TẠO. bài này chỉ nói có tính cách tổng thể, hôm nay tôi muốn chi tiết hoá để quý độc giả Phật Tử tìm hiểu thêm về TẠO HOÁ VỚI NGHĨA SẮC TẠO”.Nếu vị nào có những tư liệu khác phong phú hơn xin chỉ giáo. Vì học thuyết và kinh sách của Đạo Phật quá cao siêu, tôi chỉ là một phật tử với sự hiểu biết có hạn, nhưng lại thích sưu tầm, nghiên cứu và học hỏi để chău dồi thêm kiến thức, Vậy kính xin quý vị độc giả niệm tình tha thứ những gì còn thiếu sót”.
Canh Tân Phật Giáo (tác giả: Minh Mẫn)
Không riêng tại Việt Nam, bất cứ quốc gia nào có mặt Phật Giáo, dù lâu đời hay mới du nhập, Phật Giáo không thể có một tổ chức Giáo Hội chặt chẽ như Vatican, trên phương diện hành chánh. Tuy nhiên, là một Giáo Hội mang tính tôn giáo, thì Phật giáo đã chứng tỏ một Giáo Hội có thứ lớp theo giáo phẩm và tôn ti theo đạo lý.
Một Giáo Hội như thế thì không thể có một Giáo Hội chung cho mọi hệ phái mà là mỗi hệ phái có một Giáo Hội cá biệt, Giáo Hội bấy giờ đồng nghĩa với Tông môn. Ví dụ, Giáo Hội Lục Hoà Tăng, Giáo Hội Thiên Thai, Giáo Hội Khất sĩ, Giáo Hội Theravada, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo…Mỗi Tông môn như thế đều có một tôn chỉ riêng, một pháp hành riêng; Ngay từ thời Trần Nhân Tông, tuy Giáo Hội Trúc Lâm do nhà vua thống nhất cả ba hệ phái: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường nhưng không vì thế mà tất cả tu sĩ Phật Giáo lúc bấy giờ đều trực thuộc một Giáo Hội duy nhất;
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013
LIÊN MINH MA QỦY (tác giả: Quảng Tánh)
(Từng ma quỷ đã đáng sợ rồi huống hồ lại liên minh ma quỷ và ghê sợ hơn nữa là liên minh ma quỷ với người - Pháp Minh Khoa)
Sống trong đời, “một cây làm chẳng nên non” nên người ta thường hợp lực, liên minh liên kết lại với nhau. Nhưng có lẽ liên minh tồi tệ và đen đúa nhất trong đời là liên minh ma quỷ.
Truyện cổ Phật giáo, kể rằng: “Thuở xưa, có một Tỷ kheo bị tẩn xuất, ảo não buồn rầu, vừa đi vừa than khóc. Dọc đường, Tỷ kheo ấy gặp một con quỷ vốn phạm pháp cũng bị Tỳ Sa Môn Thiên vương tẩn xuất. Quỷ hỏi vị Tỷ kheo:
- Vì sao ngài buồn rầu than khóc?
LỄ VẬT CÚNG TẾ (tác giả: Toàn Không)
(HIện tượng cúng tế kèm theo đủ thứ đồ lễ tế ngày càng tràn lan, không chỉ tốn kém lãng phí tiền của, thời gian của xã hội mà còn nhiều tác hại về tâm linh mà đa số người tham gia cúng tế do không hiểu biết nên vẫn đua nhau làm, càng nhiều, càng to, càng sang trọng đắt tiền càng tưởng được phù hộ nhiều. Thật tiếc lắm thay khi trong số đó có nhiều người là Phật tử - Pháp Minh Khoa)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)