Bài này,
Pháp Minh Khoa xin được trao đổi về lý
do tại sao có việc nhà sư Trần Huyền
Trang (Đường Tam Tạng) theo thánh chỉ của vua Đường Thái tông, tình nguyện cùng các học trò từ Tràng An của nước Đường sang Tây Trúc thỉnh Kinh
Lý do 1: Mục đích của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
hay cũng là của Đạo Phật nói chung: giáo hóa, độ thoát chúng sinh khỏi mê vọng.
Sau sự kiện Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung bị Phật
tổ bắt giam dưới núi Ngũ Hành được khoảng 500 năm,
trong hội Vu lan bồn, “… các Bồ Tát mời Như Lai giải thích rõ về nguồn gốc căn bản của đạo. Như Lai bèn hé mở
miệng lành, phô diễn đại pháp, tuyên dương chính quả, giảng rõ tam thừa diệu
điển, ngũ uẩn lăng nghiêm”
. Sau khi giảng pháp xong, Như Lai nói với mọi người trong chúng hội “Ta xem trong bốn đại bộ châu, chúng sinh thiện ác có khác nhau: Người Đông
Thắng Thần Châu tôn trời kính đất, tâm khí thanh sảng. Người Bắc Câu Lư Châu
tính thích sát sinh, ăn nói hồ đồ, tình sơ tính vụng; chẳng được việc gì. Người
Tây Ngưu Hạ Châu thì không tham không giết, dưỡng khí nuôi thần, tuy chưa được
vào bậc thượng chân, nhưng mọi người được hưởng thọ. Duy có người Nam Thiệm
Bộ Châu tham dâm gây họa, hay giết hay tranh, chính là nơi đánh nhau cãi cọ, ác
độc thị phi. Nay ta có ba tạng chân kinh có thể khuyên họ làm việc thiện.” [TDK, t1, tr 137-138]
Như
vậy lý do chính của chuyến Tây du là ý muốn của Phật tổ muốn cứu giúp chúng
sinh Nam Thiệm Bộ Châu (mà nước Đường trong đó). Đây chính là lý do mà Đức Phật
hiện thân trên đời và truyền bá Đạo Phật từ hơn 2500 năm trước .
Lý do 2: Sự sáng suốt của vua Đường Thái
Tông
Sau khi hội tụ đủ các nhân duyên đã quyết định tìm người sang Tây Trúc thỉnh “diệu kinh” để cứu độ
chúng sinh. Các nhân duyên đó là:
-
Trải
nghiệm về luật Nhân quả, luân hòi, về cảnh “Khổ” của bản thân và chúng sinh qua các sự
kiện: bị Long vương bắt đền mạng; bị các vong hồn của những người bị Thái Tông
trực tiếp hoặc gián tiếp giết hại đòi mạng; trực tiếp chứng kiến nỗi khổ của các chúng sinh dưới địa ngục … và được Phán Quan giúp thoát lên dương gian bằng
lời hứa sẽ tổ chức lập đàn chay “Đại hội thủy lục” để tế độ cho họ [TDK – t1 h10 và 11]
-
Hiểu
và khẳng định giá trị của Đạo Phật qua việc tranh biện giữa các quan ủng hộ như
Tiêu Vũ, Trương Đạo Nguyên, Trương Sỹ Hành với viên quan phản bác Đạo Phật là Phó
Dịch [TDK,t1, h12, tr210]
-
Được
Bồ Tát Quán Thế Âm hóa thân gặp trực tiếp tặng cà sa, tích trượng và giáo
huấn trực tiếp “Vị pháp sư giảng toàn là
giáo lý «Tiểu thừa”, không siêu độ được các vong hồn để được lên trời. Tôi có
pho kinh «Đại thừa Phật pháp tam tạng» có thể cứu vớt các vong hồn thoát khổ, sống
lâu không chết...”, Kinh “Để ở chỗ Phật
Như Lai, chùa Đại Lôi Âm, nước Thiên Trúc bên phương Tây, có thề giải trừ
mọi nỗi ràng buộc oan uổng, diệt trừ mọi tai ách”
Lý do 3: Vua quan, tăng ni và dân chúng cùng
được trực tiếp chứng kiến Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện uy lực và chỉ dẫn con đường
để có thể giải thoát rốt ráo
-
“Bồ tát dẫn Mộc Soa bay lên đài cao, cưỡi mây
lành vút thẳng lên chín tầng xanh, hiện nguyên hình đức Quan Âm cứu khổ, tay cầm
bình nước cành dương, bên trái là Mộc Soa Huệ Ngạn, tay cầm cây côn, tinh thần
phấn chấn”
-
Sau
khi bay đi Bồ Tát gửi lại tờ thiếp từ
trên không trung bay xuống , viết:
“Gửi vua Đường
đáng kính,
Phương Tây có diệu kinh.
Đường mười tám nghìn dặm.
Đại thừa ân cần dâng.
Kinh này về thượng quốc.
Siêu độ cho chúng sinh.
Nếu ai chịu đi thỉnh
Thành chính quả vĩnh hằng”
Phương Tây có diệu kinh.
Đường mười tám nghìn dặm.
Đại thừa ân cần dâng.
Kinh này về thượng quốc.
Siêu độ cho chúng sinh.
Nếu ai chịu đi thỉnh
Thành chính quả vĩnh hằng”
Từ
3 lý do chính trên mà “Thái Tông xem tờ
thiếp rồi lệnh cho các sư: Hôm nay hãy dừng hội, đợi trẫm sai người lấy được
kinh Đại thừa mang về, bấy giờ giữ tấm lòng thành lại dựng đàn cầu phúc.”
Lý do 4: Sư Trần Huyền Trang là người có cơ duyên nhiều đời, đã có nền tảng
tu hành theo giáo lý “Tiểu thừa” nay được Bồ Tát Quán Thế Âm trực tiếp giáo hóa
qua đoạn văn:
Pháp sư ngồi trên đài tụng kinh
«Thụ sinh độ vong», giảng tập «An bang thiên bảo», đọc quyển “Khuyến tu công đức”.
Bồ tát đến
gần, gõ vào bảo đài, hỏi to mấy tiếng:
- Thưa Hòa thượng, ngài chỉ biết giảng giáo lý «Tiểu thừa», có giảng được giáo lý «Đại thừa» không ?
Huyền Trang nghe nói, trong lòng mừng rỡ, đứng dậy bước xuống đài, chắp tay vái Bồ tát, nói :
- Thưa lão sư phụ, đệ tử vô ý thật có tội. Hiện nay các nhà sư đều giảng giáo lý Tiểu thừa, chưa biết giáo lý Đại thừa là thế nào:
Bồ tát nói:
- Giáo lý Tiểu thừa ấy không siêu độ được vong hồn, chỉ có thể mát mẻ sáng sủa hơn mà thôi. Ta có pho kinh “Đại thừa Phật pháp tam tạng» có thể siêu độ cho vong hồn được lên trời, cứu vớt người hoạn nạn thoát khổ, có thể tu sống lâu vô lượng, có thể bất diệt, bất sinh. [TDK t1, h12, tr223]
Khi Đường Thái Tông hỏi tìm người sang phương Tây lễ Phật thỉnh kinh, Đường Huyền Trang đã “xin hết sức khuyển mã đi thỉnh chân kinh về dâng bệ hạ, để giữ gìn cho sông núi được vững bền mãi mãi”
- Thưa Hòa thượng, ngài chỉ biết giảng giáo lý «Tiểu thừa», có giảng được giáo lý «Đại thừa» không ?
Huyền Trang nghe nói, trong lòng mừng rỡ, đứng dậy bước xuống đài, chắp tay vái Bồ tát, nói :
- Thưa lão sư phụ, đệ tử vô ý thật có tội. Hiện nay các nhà sư đều giảng giáo lý Tiểu thừa, chưa biết giáo lý Đại thừa là thế nào:
Bồ tát nói:
- Giáo lý Tiểu thừa ấy không siêu độ được vong hồn, chỉ có thể mát mẻ sáng sủa hơn mà thôi. Ta có pho kinh “Đại thừa Phật pháp tam tạng» có thể siêu độ cho vong hồn được lên trời, cứu vớt người hoạn nạn thoát khổ, có thể tu sống lâu vô lượng, có thể bất diệt, bất sinh. [TDK t1, h12, tr223]
Khi Đường Thái Tông hỏi tìm người sang phương Tây lễ Phật thỉnh kinh, Đường Huyền Trang đã “xin hết sức khuyển mã đi thỉnh chân kinh về dâng bệ hạ, để giữ gìn cho sông núi được vững bền mãi mãi”
Trên đây
là 4 lý do chính của sự kiện có đoàn sang Phương Tây thỉnh kinh. Kinh cần thỉnh
không phải Kinh Phật chung chung mà là “Kinh Đại thừa”, khác với “Kinh Tiểu thừa”
hiện đã có ở Đại Đường nhưng chưa phải là con đường tu hành có thể giúp chúng
sinh thoát khỏi bể khổ sinh tử một cách triệt để.
Nhưng có phải thật sự có đoàn đi thỉnh Kinh, vượt bao gian khó chướng ngại và sau 14 năm đã mang được 5048 quyển kinh Đại thừa về Đại Đường như tiểu thuyết Tây Du Ký đã miêu tả hay câu truyện mà Ngô Thừa Ân sáng tác còn ẩn ý gì khác ? Hẹn dịp tới Pháp Minh Khoa lại hầu chuyện các chư vị quan tâm đến câu truyện thật hư lẫn lộn này.
Ngày 9/11/2013
Pháp Minh Khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét