Tìm kiếm

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Sơ đồ quá trình phát triển của Phật giáo

Phật giáo phát triển đã được hơn 2500 năm. Từ những giáo lý do chính Đức Phật giảng, đến nay đã có biết bao pháp môn với một rừng sách vở tài liệu làm nhiều người chóng mặt và hoang mang giữa những Phật giáo  Đại thừa - Tiểu thừa rồi Phật giáo Nam tông với Bắc tông, rồi Phật giáo nguyên thủy với phát triển ...

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Khía cạnh thực tế của Đạo Phật (Tỳ kheo Viên Minh và Tỳ kheo Khánh Hỷ)

Nhiều người khi tìm hiểu Phật Giáo đã đặt ra những câu hỏi xa vời như: Niết Bàn là gì? Làm sao biết có kiếp sau? Vũ trụ do đâu mà hiện hữu? Con người từ đâu đến và sau khi chết họ sẽ đi về đâu? v.v. Nhưng ít khi họ nghĩ đến những vấn đề thiết thực như: Đạo Phật có đáp ứng được những nguyện vọng của chúng ta trong hiện tại không? Đối với Đạo Phật, làm thế nào để sống một đời sống hạnh phúc? Đạo Phật có chủ trương xây dựng một xã hội lành mạnh hay không?

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Nhân chuyện tuyên truyền về Địa ngục của ĐĐ Thích Giác Nhàn, Pháp Minh Khoa vẽ sơ đồ Tam giới theo hiểu biết của mình qua giáo lý và bài giảng của Hòa thượng Thích Từ Thông: chuyện Địa ngục chỉ là tưởng tưởng thuộc Vô sắc giới.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Có phải đến lúc chết mới được LUÂN HỒI không ?

Hình như đa số mọi người, kể cả các Phật tử đều nghĩ sau khi chết con người mới được luân hồi sang kiếp khác theo LỤC ĐẠO (6 đường: TRời, Người, A tu la, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục). Như vậy liệu có đúng với mong muốn của Đức Phật: hướng dẫn để chúng sinh có thể được giải thoát ngay trong thời hiện tại, không chờ  tương lai xa xôi. 

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Sơ đồ Bát PHONG

Xem lại bài Bát Phong (Cư Trần Lạc Đạo -Tập I) càng thấy tác hại của 8 thứ gió độc, kể cả những loại tưởng tốt như LẠC, LỢI, XƯNG, DỰ huống hồ KHỎ, SUY, CƠ, HỦY
Pháp Minh Khoa vẽ thành sơ đồ 8 loại gió này cho dễ nhớ và có thể đối ứng, hóa giải khi bị phải gió đỡ phải uốn thuốc đánh cảm ...

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Sơ đồ học PHẬT: Ngũ UẨN

Ngày xưa sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài thuyết giảng rất nhiều về chân lý Vô ngã trong đó hai pháp môn Đức Phật giảng dạy nhiều nhất là Thập Nhị Nhân Duyên và đặc biệt nhất là Ngũ uẩn.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

BỒ-TÁT TU NGŨ PHÁP

Sau khi đối trị được bệnh của mình xong (theo TÙY BỆNH ĐỐI TRỊ) nếu quyết tâm tu tập theo Đại thừa, hành giả nên tìm hiểu 5 pháp tu của Bồ-tát (VĂN) để suy nghĩ và chọn (TƯ) cho mình cách thức phù hợp và tinh tấn thực hành (TU)

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

TÙY BỆNH ĐỐI TRỊ

Trong tài liệu TỌA THIỀN TAM MUỘI của Đại sư Trí Khải (Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch chung trong sách "THIỆN CĂN BẢN" - NXB Tôn giáo 2010) có hướng dẫn pháp môn "Tùy bệnh đối trị" rất hữu ích cho người tu tập Phật đạo.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Ma Là Gì, Nó Ở Đâu Và Làm Cách Nào Để Trừ Ma

Ma hay Mâra là một biểu tượng trong Phật giáo và cả trong Ấn Độ giáo, dùng để chỉ một vị trời hay vị thần linh đứng vào hàng đầu, cao siêu và mạnh hơn hết, giống như định nghĩa của chữ Ma Phạm trên đây. Tên của ma có nghĩa là thần chết. Ma là chúa tể của mọi dục vọng, thèm khát, ham muốn, mọi thứ khoái lạc do thân xác. Đó là chủ nhân ông của thế giới vật chất và mọi hiện tượng. Trọng trách và bổn phận của vị chủ nhân ông này là phải điều khiển và canh chừng sự vận hành của thế giới đang diễn biến chung quanh ta.

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

"Ma" ở đâu

Nhiều người cho là hiện nay "âm thịnh" tức ma nhiều nên phải tăng cường cúng bái ?
Câu hỏi trên có đúng không ?
Nếu đúng là ma nhiều thì ma là gì và việc tăng cường cúng bái có giảm trừ được ma không ?
Quan điểm  về Ma trong Đạo Phật không mơ hồ như chúng ta mà rất rõ ràng như sau:

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Bát Phong (Cư Trần Lạc Đạo -Tập I)

Trong kinh sách, những bước thăng trầm của cuộc đời được gọi là "Bát Phong". Bát phong gồm có bốn điều phước lành và bốn điều bất trắc như sau: "thịnh và suy, hủy và dự, xưng và cơ, khổ và lạc". Tức là bát phong có bốn cặp: Một là hưng thịnh, lợi lộc và suy sụp, điêu tàn. Hai là hủy báng, gièm pha và danh dự, tiếng thơm. Ba là xưng dương, tán tụng và cơ bài, chỉ trích. Bốn là phiền não, khổ đau và an lạc, hạnh phúc. Ðó là tám ngọn gió thường tình của thế gian, lúc nào cũng không ngừng thổi, hết cơn gió này rồi đến cơn gió khác, có lúc gió thổi hiu hiu, nhẹ nhàng, mát mẽ, có khi gió thổi mãnh liệt, khủng khiếp, tàn khốc, như trong các cơn giông bão.

Nguyên Lý Căn Bản Của Đạo Phật (Thầy Thích Nhất Hạnh)

Phần tinh-ba nhất của con người là tư-tưởng. Con người có thể tự-hào rằng mình hơn vạn-vật ở chỗ biết suy tưởng. "Người là một cây sậy biết suy tưởng", câu nói ấy vừa thú nhận sự yếu đuối của con người trước vũ trụ mà cũng lại vừa đề cao khả năng bất-diệt của con người trước vũ-trụ.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Tây du ký và Đại thừa Phật pháp (giải nghĩa Tây Du Ký của cư sỹ Tuệ Quang)

Pháp Minh Khoa yêu thích Tây Du Ký từ thời học cấp 2, nay đã gần 60 vẫn lúc rỗi vẫn thích đọc lại. Trên Blog này, Pháp Minh Khoa cũng có một số bài viết về Tây Du Ký và vẫn tự hứa nếu có thời gian lại viết để kiểm nghiệm lại những gì mình tỏ ngộ được về Phật pháp qua những ẩn dụ, hình tượng ... mà Ngô Thừa Ân đã sáng tác trong Tây Du Ký.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

TAM TUỆ HỌC - TAM VÔ LẬU HỌC (Hòa thượng Thích Thanh Từ)

Trên http://www.thuong-chieu.org/ có đăng tài liệu HOA VÔ ƯU khá ý nghĩa cho người tu Phật. Pháp Minh Khoa xin được trích phần 3 của tài liệu vì người đọc có thể học được nhiều về phương pháp. 
Xin cảm ơn  Hòa thượng Thích Thanh Từ  và http://www.thuong-chieu.org/ 
TAM TUỆ HỌC - TAM VÔ LẬU HỌC
Ngày xưa tôi đã từng nói, tôi là kẻ nợ của Tăng Ni. Có nhiều người lấy làm lạ, tại sao tôi là kẻ nợ của Tăng Ni?
Bởi vì suốt đời tôi từ khi học đạo rồi đi dạy mãi cho tới ngày nay, lúc nào cũng đem hết tâm tư lo lắng suy nghĩ, giúp cho Tăng Ni tu được, học được, có kết quả tốt. Bởi suy nghĩ như vậy nên ở đâu tôi cũng lo lắng cho Tăng Ni.

Niết bàn tại thế

Đọc được bài thơ hay của ông Đào Văn Bình,  trên ttp://www.phattuvietnam.net/ Pháp Minh Khoa thấy hợp với ý hướng của mình quá nên đăng lại để thỉnh thoảng đọc và suy ngẫm tiếp.
Xin cảm ơn ông Đào Văn Bình, một đồng hương Hải Phòng nhưng sinh sống ở Mỹ.

Niết bàn tại thế

Bạn ơi,/ Con người sống sao quá tham, quá ác.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm

Ngoài hình tượng Bồ Tát Địa Tạng và Đức Phật Di Lặc bị hiểu sai lạc khá nhiều, Pháp Minh Khoa còn thấy hình tượng Bồ Tát Quan Âm cũng bị hiểu và sử dụng không đầy đủ hết ý nghĩa sâu xa theo Đạo Phật. Nhân năm mới Pháp Minh Khoa đăng lại bài viết "Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm" của Hòa thượng Thích Thanh Từ đăng trên website Thường Chiếu. Hy vọng chúng ta khi đến chùa, đứng trước tượng Bò Tát, không nên cầu xin nhờ Bò Tát cứu khổ mà ngẫm nghĩ đến thực hành hạnh Từ và Bi của chính mình ngay trong hiện tại.

Đức Phật Di Lặc và ý nghĩa 6 đứa bé

Hình tượng Đức Phật Di Lặc cũng có những ý nghĩa thâm thúy mà nhiều người bỏ qua, chỉ nhìn và cảm nhận qua vẻ bề ngoài, chỉ thấy hình tượng Phật Di Lặc "biểu tượng của sự vui vẻ, an lạc như ý, ban phước nạp tài ..."  thậm chí sử dụng như một vật phẩm phong thủy để kinh doanh, yểm, trấn ... Pháp Minh Khoa thấy có bài viết khá hay về hình tượng Đức Phật Di Lặc nên đăng lại trên Blog làm món quà đầu xuân cho những ai hữu duyên với Đạo Phật chân chính.Xin cảm ơn tác giả bài viết.

Yếu nghĩa sâu xa của kinh Địa Tạng

Pháp Minh Khoa thấy nhiều người và cả các Phật tử hiểu quá đơn giản về về Kinh Địa Tạng và bồ tát Địa Tạng, không thấy được ý nghĩa sâu xa của Kinh và hình tượng Bồ Tát Địa Tạng để vận dụng trong quá trình tu tập để tự giải thoát mình khỏi địa ngục do chính mình tạo ra. Pháp Minh Khoa đăng lại bài viết  Yếu nghĩa kinh Địa Tạng của Tác giả: Thích Thông Huệ trên http://phatgiaovietnam.vn/ 

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Sách Phật học (578 tài liệu Kinh, Luật, Luận về Đạo Phật)

Năm mới Giáp Ngọ, Pháp Minh Khoa xin gửi tặng các đạo hữu tu tập Phật pháp 1 địa chỉ tài liệu về Phật học tại  TẠI ĐÂY 
Chúc toàn thể Đại chúng  Tứ đại điều hòa và  thân tâm thường an lạc. 
Pháp Minh Khoa 

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Học Tây Du Ký 05: Ý nghĩa câu chuyện Tây Du Ký và tên của các thành viên đoàn thỉnh Kinh

Lý do có đoàn thỉnh Kinh từ Đại Đường sang Tây  Thiên đã được Pháp Minh Khoa nêu trong bài  “Học Tây Du Ký 04” Tuy nhiên đây chỉ là lý do bề  nổi được nêu chính thức trong truyện. Vậy  lý do bên trong hay có thể nói là mục đích thật sự  để Ngô Thừa Ân bỏ công sức viết bộ tiểu thuyết Tây Du Ký là gì ? Ai cũng biết 1 tác phẩm văn học ngoài ý nghĩa và nội dung thể hiện  bằng giấy  mực đọc được, giá trị của tác phẩm thường lại là ý nghĩa và nội dung mà người đọc phải suy ngẫm mới hiểu ra.