Tìm kiếm

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Tài liệu hướng dẫn một số nghi thức Đạo tràng Pháp Hoa

 A-  MỞ ĐẦU
Nhằm chấn chỉnh và thống nhất  nghi lễ cơ bản trong các đạo tràng Pháp Hoa, Hòa thượng tôn sư Thích Trí Quảng đã tổ chức khóa học cho đại diện ban nghi lễ các đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc từ ngày 5 ~ 9/7/2013 tại chùa Huê Nghiêm 2 – TP HCM.

Kết quả khóa học có nhiều nội dung, việc phổ biến và hướng dẫn  sẽ được triển khai dần và chia làm các mức độ khác nhau để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đạo tràng.
Được phép của Hòa thượng tôn sư Thích Trí Quảng và Hòa thượng giáo thọ Thích Bảo Nghiêm, Ban nghi lễ đạo tràng Lý Quốc Sư  có kế hoạch phổ biến và hướng dẫn một số nghi lễ cơ bản trong các đạo tràng Pháp Hoa ở Hà Nội và Miền Bắc.
Các nội dung hướng dẫn  gồm:
·         Yêu cầu về tịnh khẩu trong khóa lễ Pháp Hoa
·         Cách vào chuông, khánh và hiệu lệnh thực hiện một số động tác
·         Các tư thế cơ bản
·         Kinh hành 

 B-  NỘI DUNG
I-YÊU CẦU VỀ TỊNH KHẨU TRONG KHÓA LỄ PHÁP HOA
Các Phật tử khi thực hành khóa lễ Pháp Hoa phải xác định đây là thời gian tu tập nên một trong những điều kiện để thành tựu là phải giữ thanh tịnh cả THÂN, KHẨU, Ý. Việc thực hiện  yêu cầu TỊNH KHẨU hiện chưa được thực hiện, nhất là trước khi vào khóa lễ và sau khi kết thúc. Từ nay  yêu cầu TỊNH KHẨU sẽ được thực hiện với các nội dung chính sau:
a) Khi đến chùa hoặc địa điểm tu tập, phải xác định đây là thời gian TU, cố gắng  không để tâm về các công việc ngoài đời, hạn chế tối đa việc nói chuyện, trao đổi. Khi cần thông tin chỉ sử dụng dấu hiệu bằng tay, trường hợp thật cần thiết chỉ được  nói thầm chỉ đủ cho 2 người nghe (trừ những người có trách nhiệm). Ban kiểm chúng sẽ cử người trực nhật đứng quan sát nhắc nhở và có thể mời ra ngoài nếu cố tình không thực hiện yêu cầu tịnh khẩu hoặc các nội quy khác.
b) Trước khi vào khu vực hành lễ (khu giảng đường hoặc chính điện, nhà Tổ …), phải đảm bảo  pháp – y nghiêm trang,  tắt điện thoại (hoặc chuyển chế độ im lặng) và ngồi chờ theo hàng. Khi có hiệu lệnh mới đứng lên, tay chắp trước ngực và bước nhẹ nhàng, nghiêm trang vào vị trí hành lễ theo thứ tự ai đến trước vào trước và ngồi phía trên. Khi ngồi hoặc đứng phải tự dóng thẳng hàng cả hàng ngang, dọc và chéo.
Ghi chú: Trường hợp khu vực chùa diện tích không đủ thì không tổ chức xếp hàng, ai đến trước vào trước. Trường hợp những người do sức khỏe không thực hiện được các tư thế lễ thì đứng sang khu vực được ban kiểm chúng hướng dẫn.
c) Khi kết thúc khóa lễ, Ban kiểm chúng sẽ hướng dẫn từng hàng đứng lên (trường hợp đang ngồi) và lần lượt ra khỏi khu vực hành lễ thành hàng một nối tiếp nhau. Từng người vẫn giữ tư thế nghiêm trang như khi vào.
d) Khi xếp hàng vào hoặc ra phải giữ hàng thẳng và song song với cạnh nhà, khi cần đổi hướng không đi xiên mà đi thành đường gãy khúc vuông góc. 
e) Khi ra khỏi khu vực hành lễ mới được cởi áo tràng,  pháp y và vẫn giữ Tịnh khẩu đến khi ra ngoài cửa Chùa.

II- CÁCH VÀO CHUÔNG MÕ VÀ HIỆU LỆNH THỰC HIỆN ĐỘNG TÁC
2.1-            CÁCH VÀO CHUÔNG MÕ (khi kinh hành và chuẩn bị tụng kinh)

TT
Chuông
1
Chặn  + 1 tiếng


2 tiếng liền + 1 tiếng rời
2
1 tiếng


1 tiếng
3
1 tiếng


1 tiếng
4
1 tiếng


1 tiếng + 2 tiếng liền + 1 tiềng rời
5
Chặn + 1 tiếng


Bắt đầu xướng hoặc tụng …



2.2-            CÁC HIỆU LỆNH CƠ BẢN
a)      Hiệu lệnh lạy:  đang tư thế đứng
-          1 tiếng chuông:                       đưa tay lên trán
-          1 tiếng khánh:             lạy
-          1 tiếng khánh:                         đứng lên
-          1 hồi khánh:                xá
b)      Hiệu lệnh quỳ đứng: đang ở tư thế  đứng
-          1 tiếng  khánh:                        quỳ đứng
-          1 tiếng khánh:                          đứng lên
c)      Hiệu lệnh quỳ ngồi
-          1 tiếng khánh:                         quỳ ngồi
-          1 tiếng khánh:                         đứng lên
d)     Hiệu lệnh nhập, tách hàng (khi chuẩn bị kinh hành)
-          Nhập hàng: nghe 1 tiếng khánh,  hàng lẻ nhập vào hàng chẵn (người ở hàng 1 nhập vào hàng 2, người ở hàng 3 nhập vào hàng 4 …)
-           Tách hàng: nghe 1 tiếng khánh: hàng lẻ tách khỏi hàng chẵn (người ở hàng 1  tách khỏi  2, người ở 3 tách khỏi  4 …), những người vừa bước nhập hàng bước trở về  đúng vị trí đứng trước và chú ý tự chỉnh hàng.
III- CÁC TƯ THẾ  CƠ BẢN
3.1-            TƯ THẾ ĐỨNG
a)      Thân : thẳng
b)      Đầu: hơi cúi, mắt nhìn xuống.
c)      Chân: hai gót chân chạm nhau, mũi chân mở  thành hình chữ V, điểm mốc (nếu có đánh dấu trên nền nhà) ở giữa hình chữ V.
d)     Tay: hai bàn tay chắp trước ngực (sát vào ngực) xếp thành hình búp sen (các ngón sát khít nhau, không xòe), hai ngón cái đan vào nhau, ngón cái trái bên trên ngón cái phải..

3.2-            ĐỘNG TÁC XÁ
Từ tư thế đứng, khi nghe hiệu lệnh (1 hồi tiếng khánh)
-          Nửa thân người trên từ từ cúi xuống, 2 tay vẫn giữ nguyên tư thế (không  rời ra khỏi ngực và chúc lên hoặc xuống)
-          Khi hết tiếng khánh, từ từ thẳng người lên trở về tư thế đứng.

3.3-            TƯ THẾ QUỲ ĐỨNG
a)      Từ tư thế đứng:
-          Giữ nguyên vị trí chân
-          Khụy 2 đầu gối tỳ xuống mặt đất, thân người giữ thẳng, tay giữ nguyên trước ngực.
-          Duỗi 2 bàn chân ra
b) Đứng dậy
-          Dựng lại 2 bàn chân rồi ngồi nhẹ trên 2 gót chân
-          Tay trái giữ nguyên trên ngực, Tay phải hạ xuống và chống đẩy người đứng lên (trường hợp người già, yếu thì để cả 2 tay chống đẩy xuống đất để đứng lên)
-          Trở lại tư thế  đứng,  xá 1 xá (nửa thân người trên từ từ cúi xuống, 2 tay vẫn giữ nguyên tư thế, không chúc lên hoặc xuống)

3.4-            TƯ THẾ QUỲ NGỒI
a)      Từ tư thế Đứng  chuyể thành Quỳ đứng và:  
-          Ngồi xẹp xuống trên 2 bàn chân (đã duỗi)
-          Hai tay từ ngực hạ xuống xếp trên đùi, bàn tay trái bên trên, đầu 2 ngón cái chạm nhau
Khi bị tê mỏi không chịu được có thể thay đổi: ngồi xuống đất nghiêng về bên phải vài phút, sau đó lại trở về tư thế trước.
Đứng dậy:
-          Trở về tư thế quỳ đứng (nhổm thẳng người trên 2 đầu gối)
-          Đứng dậy như  mục 3.3b: dựng 2 gót chân, hạ người ngồi trên gót chân , chống nhẹ tay phải khi có hiệu lệnh chống tay lấy thế đứng lên, trở về tư thế đứng và xá 1 xá


3.5-            TƯ THẾ LẠY
a)      Chuẩn bị  lạy : (có hiệu lệnh 1 tiếng chuông)
-          Đứng nguyên, 2 ngón cái duỗi thẳng ra, các ngón tay vẫn áp sát;  Đưa cả 2 bàn tay lên trán, 2 đầu ngón cái chạm vào giữa 2 chân mày
b)      Lạy (có hiệu lệnh 1 tiếng khánh )
-          Chân giữ nguyên, khụy gối xuống, 2 tay hạ xuống và úp xuống đất (cách khoảng 20 ~ 25 cm), đầu cúi theo để  trán chạm đất (cả 2 khủy tay cũng chạm đất), hai bàn chân duỗi ra.
-          Khi trán vừa chạm đất, ngẩng lên, trở về tư thế chuẩn bị đứng
-          Đứng lên : Khi có tiếng khánh, đẩy tay phải và đứng lên (trường hợp người già, yếu thì để cả 2 tay chống đẩy xuống đất để đứng lên)
c)      Xá (nếu có hiệu lệnh 1 hồi khánh)



3.6-            Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TÁC XẾP BÀN TAY TRONG CẤC TƯ THẾ ĐỨNG, QUỲ, NGỒI, LẠY
a) Cách xếp bàn tay trong các tư thế đứng, quỳ đứng  (ngón cái tay trái xếp  đè lên trên ngón cái tay phải), quỳ ngồi (bàn tay trái đặt trên bàn tay phải) có ý nghĩa hành giả Pháp Hoa không khoe khoang mà dấu những mặt tốt của mình (khiêm tốn) và luôn đặt những mặt còn khiếm khuyết lên trên để hàng ngày tự thấy và tu sửa.
b) Khi lạy, hai bàn tay chỉ úp xuống (mà không  ngửa lên) cùng với trán chạm đất thể hiện tâm kính phục Đức Phật, một lòng tự lực tinh tấn tu tập theo giáo pháp  mà không có ý ỷ lại, cầu xin. 
IV- KINH HÀNH
4.1-            CHUẨN BỊ
a)      Xếp hàng
-          Xếp hàng kiểu so le (theo hình minh họa)  thành 2 mảng  phía bên trái (ký hiệu A) và bên phải (ký hiệu B)  theo hướng  nhìn người chủ lễ, chính giữa có khoảng  trống tương đương 2 hàng
-          Mỗi bên có tổng số hàng chẵn: 4, 6, hoặc 8 hàng . Khi nhập hàng còn 2, 3 hoặc 4 hàng
-          Khi đứng xếp hàng phải đúng tư thế
-          Chú ý tự dóng hàng cho thẳng và nhớ vị trí mình đứng.
 (Xem sơ đồ Phụ lục 2 A)
b)     Bắt đầu 
-          Khi có hiệu lệnh, tất cả cùng đọc bài kệ Kinh hành (Phụ lục 1)
Đến câu kết của đoạn “Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” thì đồng loạt xá và  kế tiếp niệm NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Chữ NAM vẫn đứng yên, đến chữ MÔ tất cả đồng loạt bước chân phải bắt đầu đi kinh hành  đến chu kỳ sau thì bước  đầy đủ từ chân trái ứng với chữ NAM (xem mục 4.2)
-          Cách nối hàng
+  Người đầu tiên hàng A2 quay trái, bước đến vị trí A1 thì quay trái tiếp để đi về phía cuối hàng. Những người cùng hàng A2 nối tiếp theo không để đứt rời (tự điều chỉnh khoảng cách đều bằng bước chân dài ngắn)
+ Hàng A4 quay 180 độ về phía sau (quay sang phải theo chiều kim đồng hồ) để người cuối hàng A4 nối tiếp được  với người cuối hàng A2
+ Người đầu tiên hàng A6 quay trái để nối với hàng A4, những người tiếp theo đi thẳng đến đúng vị trí đầu A6 thì cũng quay trái để nối hàng.
(Các hàng bên B cũng tương tự chỉ khác chiều quay)
-          Khi đi mỗi bên nối đuôi thành 1 hàng,  hai bên thành 2 hàng  A và B  đi về phía dưới  đến vị trí Chủ lễ chỉ định  thì xoay phải 90 độ để  nhập lại thành một hàng theo thứ tự người đầu hàng A trước rồi người đầu hàng B nối vào và lần lượt những người sau cũng thứ tự A, B, A, B …
  (Xem sơ đồ Phụ lục 2 B)

c)      Kết thúc kinh hành
-       Sau khi kinh hành về đến vị trí  dóng thẳng với hàng A1 thì người đầu hàng A1 quay phải và đi về chỗ cũ  của mình, người đầu hàng B1 đi tiếp đến vị trí dóng thẳng với hàng B1 thì quay phải để đi về chỗ đứng cũ của mình . Những người sau nối tiếp lần lượt tách hết người A đến B thành 2 hàng nối tiếp và  nhìn vị trí đứng của 2 người đầu hàng A1 và B1 để tự rẽ về đúng vị trí của mình 
-       Tự chỉnh hàng (thẳng theo chiều ngang, dọc, chéo) và đứng đúng tư thế  (như mục 1.1)  (xem sơ đồ Phụ lục 2 C)
Yêu cầu:
-          Đi thẳng hàng, dáng đi tự nhiên, đầu hơi cúi, mắt nhìn xuống trong khoảng  2 ~ 3m  (không nhìn ngang ngửa xung quanh làm phân tâm)
-          Hai tay chắp trước ngực  đúng tư thế hoa sen.  
-          Tập trung nghe hiệu lệnh (tiếng mõ) để bước cho đúng. Tư thế đi tự nhiên,  mỗi bước trung bình khoảng 40 cm. Khi đi thuần thục, tự nhiên rồi thì mới niệm theo chủ lễ.
-          Khi tới chỗ rẽ: hai bàn chân phải rẽ vuông góc (không được đi chéo)
-          Khi nhập 2 hàng thành 1 (hoặc tách 1 thành 2 hàng để về vị trí đứng cũ) thì lần lượt từng người của mỗi hàng nối tiếp nhau.
-          Khi đi 2 hàng song song nhau, 2 người cùng hàng phải chú ý tự điều chỉnh để ngang nhau (điều chỉnh bằng bước chân dài hoặc ngắn)

d)     Động tác lạy khi niệm hồng danh Phật và các Bồ tát
-          Thực hiện tư thế lạy theo hiệu lệnh (động tác như hướng dẫn mục 3.5
-          Các hàng phía bên trái của người Chủ lễ lạy xuống trước, khi có hiệu lệnh đứng lên thì đồng thời các hàng phía bên phải lạy xuống  (lần lượt thay nhau nhịp nhàng)
-          Đến lần lạy cuối cùng (… ) thì đồng loạt cả 2 phía cùng lạy.
(xem sơ đồ Phụ lục 2 D)

Ghi chú : Nếu trường hợp khoảng cách giữa hàng B1 và A1 nhỏ (không có đủ không gian rộng) thì nhập ngay từ phía trên:
- Khi nhập hàng: người đầu tiên của hàng A1 rẽ trái trước rồi đến người đầu tiên của hàng B1rẽ phải (tiếp tục các người phía sau đi theo A-B-A....)
- Khi tách hàng đi về thì người đầu hàng A1 đi đến hàng B1 rồi rẽ phải về, tương tự cho người đầu hàng B1
- Để  tất cả luôn đi vuông góc lúc rẽ thì khi về 02 người đầu hàng A1 và B1 đứng trên đại chúng 01 hàng, khi ấy các người về phía sau cứ đến góc vuông rồi rẽ đến vị trí  đứng (không nhất thiết đúng vị trí của mình lúc trước nhưng phải tạo thành  hàng thẳng cả chiều dọc và ngang và chéo.

4.2-            CÁCH BƯỚC CHÂN KHI KINH HÀNH
a) Kinh hành niệm  NAM  MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT (7 chữ = 8 bước)
Bước
1
2
3
4
5
6
7
8
Chân trái
NAM

THÍCH

  ..ơ ơ. .

..ơ..

Chân phải


CA

MÂU

NI PHẬT

Ghi chú:
- Theo hiệu lệnh, đọc bài kệ kinh hành (xem Phụ lục 1), đến hết câu “Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật” thì và các hàng chẵn (sau khi nhập hàng) quay mặt về phía sau (quay theo chiều kim đồng hồ), kế tiếp niệm NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Chữ NAM vẫn đứng yên, đến chữ MÔ tất cả đồng loạt bước chân phải   (ứng với chữ MÔ) rồi đi tiếp. Các câu sau bắt đầu từ 1 (bước chân trái ứng với chữ NAM)
- Hiệu lệnh tiếng mõ vào đúng thời điểm chân phải dẫm xuống đất
- Bước 8: 2 âm NI PHẬT liền nhau, âm PHẬT đúng tiếng mõ và chân dẫm xuống  
b) Kinh hành niệm: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (6 chữ = 4 bước)
Bước
1
2
3
4
Chân trái
NAM  MÔ

DI  ĐÀ

Chân phải

A

PHẬT

PHỤ LỤC 1: BÀI KỆ KINH HÀNH
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Thập phương thế giới diệc vô tỷ
Thế gian sở hữu ngã tận kiến
Nhất thiết vô hữu như Phật giả

Nam mô Ta Bà thế giới, tam giới Đạo Sư, tứ sanh Từ Phụ, nhân thiên Giáo chủ, thiên bá ức hóa thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật(đi 3 vòng)
Nam mô Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát(3 lần)
Nam mô Đại hạnh Phổ Hiền Bồ tát(3 lần)
Nam mô Hộ pháp Chư tôn Bồ tát(3 lần)
Nam mô Đạo tràng Hội thượng Phật Bồ tát(3 lần)


PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN KINH HÀNH

PL 2A: Cách xếp hàng




PL 2B: Bắt đầu đi  và nhập hàng



PL 2C:  Kết thúc, tác  hàng và về vị trí  cũ





PL 2D: Phối hợp giữa hai bên A, B khi lạy   




Biên soạn tài liệu: Pháp Minh Khoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét