Tìm kiếm

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Người Dụng Công Tu Thiền Phải Biện Rành Mười Thứ Ma

Lời Ðầu Sách
Ban ngày ban mặt lại có vấn đề ma mị sao? Không nên ngủ mê nói mớ làm cho thiên hạ một phen chạy loạn lăng xăng. Thực ra ma với không ma cũng tại ta. Một niệm không dừng được là ma dẫn ta vào luân hồi sanh tử, một niệm ta làm chủ được hoàn toàn thì đất nước ta thanh bình. Thế thì có ma gì? Chẳng qua tất cả tự ta mà ra.

THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ VỚI THIÊN THAI TÔNG

Từ lâu, khi nghiên cứu về Phật Giáo, tôi thấy các Tông lớn Phật Giáo, thường có liên lạc mật thiết với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể.
Về Thiên Thai Tông, tôi sẽ cốt yếu dựa vào tài liệu của Linh Mục P. Léon Wieger, trong quyển Histoire des Croyances religieuses et des Opinions Philosophiques en Chine depuis l’origine jusqu’à nos jours, Imprimerie de Hiến Huyện, 1922. Tài liệu này, không phải do Wieger viết, nhưng là do Ông tường thuật lại từ những sách Trung Hoa. Ông cho luôn chữ Hán. Lời lẽ trang nghiêm. Ta có thể tin là trung thực. Tôi sẽ lần lượt trình bày sau đây.

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật giáo Trung Quốc

A- Dẫn nhập
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.

Tư tưởng Pháp Hoa của Nhật Liên Tông - Nhật Bản

Nhật Liên tông do ngài Nhật Liên thành lập vào thế kỷ 12. Tông phái này lấy kinh Pháp Hoa làm căn bản cho tư tưởng và sự thực hành. Tông phái này thiên về thực hành, thay vì niệm danh hiệu Phật, họ niệm danh hiệu Pháp. Câu xướng đề mục của họ là: Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (câu niệm tiếng Nhật là “Namu Myõhõ Reng-kyõ. Kyõ là Kinh, Reng là Liên Hoa, và Myõhõ là Diệu Pháp). Hành giả của tông phái này thường đánh trống gõ nhịp, miệng niệm câu đề mục đó.

MƯỜI TƯ TƯỞNG PHÁP HOA TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY, Đương Đạo

Mở Đầu
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật). Sự chuyển hóa rất mạnh mẽ, bùng nổ, toàn triệt như rất nhiều chữ trong kinh đã nói lên điều đó. Có lẽ vì théá mà kinh được xưng là “vua của các kinh”, với rất nhiều đoạn ca ngợi sự ích lợi, công đức của người thọ trì kinh.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Nét đặc sắc của học luận Thiên Thai tông (Trúc Thanh)

Thiên Thai tông là một trong những tông phái được hình thành sớm nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Do vì người sáng lập ra tông phái này là Trí Khải đại sư (538 - 598) sống vào đời Tùy, ngài cư ngụ ở núi Thiên Thai (nay thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), cho nên có tên là Thiên Thai tông.

Vài đặc điểm của Phật Giáo (Hòa thượng Thích Trí Quang)

Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là 'in như sự thật': Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật. Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy.

Các tông phái Phật Giáo tại Việt Nam

I.- DẪN NHẬP
Chúng ta đã biết xưa kia Phật giáo từ Ấn Ðộ truyền thẳng sang Việt Nam; có thể, một số tông phái cũng được truyền sang Việt Nam nhưng không được truyền bá sâu rộng, dần dần bị thất truyền. Các tông phái Phật giáo Trung Hoa truyền sang Việt Nam, có lẽ cũng gần giống như vậy, riêng về Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông, Mật Tông vẫn còn được truyền thừa. Có thể nói, tại Việt Nam có những nét đặc thù, nên có những tông phái phát sinh tại Việt Nam, những tông phái này cả Ấn Ðộ lẫn Trung Hoa đều không có, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tông phái chính tại Việt Nam.

TỔ SƯ THIÊN THAI THIỀN GIÁO TÔNG VIỆT NAM

Chúng ta đọc, tụng thọ trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phải biết mình tu theo Tổ Sư Thiên Thai Thiền Giáo Tông. Cần ôn lại pháp môn hành trì của Tổ, để nương theo sự chỉ dạy ấy trong tu hành, nhất định sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Tâm thư của Thầy giáo Văn Như Cương gửi các phụ huynh học sinh nhân Khai giảng năm học 2013 - 2014

Trên trang web của Trường THPT Lương Thế Vinh - thầy Văn Như Cương đã gửi tới phụ huynh học sinh của nhà trường những tâm sự về việc dạy dỗ con em chúng ta. 
Thư gửi phụ huynh học sinh ông viết: Một trong những nhân tố làm nên thương hiệu Lương Thế Vinh là sự ủng hộ của các bậc phụ huynh về đường lối giáo dục nhà trường. Nhân dịp năm học mới, với tư cách hiệu trưởng nhà trường, tôi xin gửi tới các vị phụ huynh đôi dòng tâm sự về việc dạy dỗ con em chúng ta.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

SƠ ĐỒ HỌC PHẬT


 Một trong những kinh nghiệm khi học, nghiên cứu các sách, tài liệu về Phật học rất cần tự tổng kết, hệ thống lại kiến thức bằng các dàn ý hoặc vẽ thành sơ đồ.  Trên cơ sở tài liệu Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa (tập 1) Pháp Minh Khoa vẽ thành một số sơ đồ. Nếu muốn xem rõ hơn, nhấp chuột vào hình. Nếu muốn  tải về máy tính, nhấp chuột phải và chọn "lưu hình ảnh thành ..."