Tìm kiếm

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

ĐỀ PHÒNG KHẢ NĂNG TỰ SUY THOÁI CỦA ĐẠO PHẬT



Tác giả : Trần Văn Chánh

Là người Phật tử, hoặc cảm tình viên của Phật giáo, không ai thích nghe bàn về chuyện Phật giáo có thể bị suy thoái, bị hủy diệt, bằng bất cứ kiểu gì. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản dựa trên luật vô thường  chuyển biến hay cái lý “thành trụ hoại không” của nhà Phật, thì bất cứ sự vật nào trên thế gian đã có thành  tất phải có hoại, và cuối cùng đi đến chỗ diệt vong hoặc biến đổi sang trạng thái khác hẳn. Điều này không chỉ đúng với một tổ chức hay thiết chế xã hội riêng biệt nào trên đời mà còn đúng cả với cuộc nhân sinh tại trần gian này nữa, vì hiện nay, trước tình trạng khủng hoảng môi sinh toàn cầu, thế giới cũng đang đứng trước mối đe dọa bị hủy diệt. Phật giáo cũng chỉ là một thiết chế xã hội, không thể  ngoại lệ.

Tại sao xã hội hiện nay ngày càng xuống cấp ?

Câu hỏi này chắc có nhiều lời giải, tùy theo vị trí, sở trường từng người   hoặc ý thức hệ của các nhóm, tộc ... trong xã hội.
Có một lời giải từ Đạo Phật rất cần suy ngẫm, đó là lời giảng của Hòa thượng Tuyên Hóa ngày 16/4/1984.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

101 truyện THIỀN bình giải

101 Truyện Thiền (101 Zen Stories) là quyển sách do thiền sư Nyogen Senzaki tổng hợp năm 1919, gồm các truyện và công án thiền thời thế kỷ 19 và 20 và bản dịch củaShasekishū (Sand and Pebbles), do thiền sư Nhật Mujū (無住 , Vô Trú) viết vào thế kỷ 13.
101 Zen Stories sau đó được Paul Reps in lại dưới tên “Zen Flesh, Zen Bones.”

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Hòa Thượng Về Thăm Tổ Đình Thiên Thai


Vào ngày 16/08/2013 nhằm 10/07 năm Quý Tỵ, Hòa thượng thượng Trí hạ Quảng đã về thăm Tổ Đình Thiên Thai. Nhân dịp lễ húy kỵ lần thứ 60 của Tổ sư khai sơn Thiên Thai Thiền Giáo Tông Đại lão Hòa thượng thượng Huệ hạ Đăng, HT Tôn sư đã có đôi lời chia sẻ đến quý Tăng Ni, Phật tử về công hạnh và cuộc đời hành đạo của Tổ sư.

Tổ đình Thiên Thai & thắng cảnh Dinh Cố

Tổ đình Thiên Thai nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cố (ấp 3 xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ), được khởi công xây dựng năm 1925 bởi Hòa Thượng Thích Huệ Đăng. Nhưng mảnh đất này trước đó đã là nơi trì niệm của sư tổ Huệ Đăng. Phía sau Tổ Đình có Thạch Động. Thạch Động được tạo dựng công phu trong hang đá, là nơi Hoà Thượng Huệ Đăng sông tu hành trong điều kiện lúc đầu chưa dựng được ngôi chùa như hiện nay.

Thông điệp Đại lễ Vesak LHQ 2013 của HT.Thích Trí Quảng

Sáng  21-5-2013, tại Trung tâm Hội nghị LHQ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bangkok, Thái Lan, Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc lần thứ 10 – 2013, chủ đề: "Giáo dục và trách nhiệm công dân toàn cầu từ quan điểm Phật giáo", đã chính thức khai mạc.
Trong phiên khai mạc, HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM, Trưởng đoàn đã đọc Thông điệp của GHPGVN trước toàn thể đại biểu quốc tế. Trân trọng giới thiệu toàn văn của bức thông điệp này đến bạn đọc.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

TU HÀNH THỜI @

Tác giả : Chơn Minh
Những ảnh hưởng của truyền hình và vi tính đã và đang vô hình chung ảnh hưởng đến oai nghi và giới đức của tăng ni trong việc tu hành nếu vị sư hay ni còn non tuổi đạo và chưa có kinh nghiệm bản thân . Thời đại mới đòi hỏi tăng ni phải tiếp cận nhiều nguồn thông tin lâu dần bản thân và tâm trí bị cuốn hút và phải tùy thuộc vào những tiện ích vật chất mà xa rờì nếp sống tâm linh, cùng khả năng tụ tập khiến không thể tập trung trong thiền định

Hồn Việt và chất Thiền tại Huyền Không Sơn Thượng - Huế

Chơn Minh
Ở Huyền Không Sơn Thương , nếu có giây phút tĩnh lặng đến vớí bạn, chắc chắn bạn sẽ thấy được Hồn Việt tỏa sáng quanh từng bụi cỏ, khóm hoa, nghe tiếng nói của vườn cỏ đá với bức thư pháp gắn hờ hững trên từng phiến đá, hay xa xa những cặp thư pháp treo lũng lẳng dưới các mái che tạo một không gian đậm chất thiền vừa phủ lên chánh điện vừa tỏa ngát hồn Việt trong Huyền không Thiền Uyển đem lại cho khách thập phương, một cảm giác thanh thản sau những vật vã của cuộc sống vật chất bon chen, bỏ lại sau lưng để trở về trong tĩnh lặng đúng với câu thơ được gắn đâu đó trên khóm trúc “ Cám ơn bạn đã nói cười trong tĩnh lặng ”

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Vài Nét Về Tôn Chỉ Thiền tông Việt Nam cuối TK XX

Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không (1970-1986) ngày trước, hay của Thiền viện Thường Chiếu… hiện nay (1974-1991…) do chúng tôi (Thích Thanh Từ) chủ trương hướng dẫn. Chúng tôi không theo các tông phái chi nhánh Thiền tông Trung Hoa sau này, như tông Tào Động, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Chúng tôi chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam.

Vài Nét Về Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).

Tránh bỏ phiền não

Chơn Minh sưu tầm &biên dịch

Mọi người trong chúng ta đều muốn sống một cách an lạc và hạnh phúc. Tuy nhiên, ai cũng có lúc bị phiền não, bực dọc ; và những lúc ấy, chẳng những bản thân mình bị bực bội, khổ sở mà cả những người chung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng lây do những cử chỉ, lời nói thiếu hòa nhã của mình. Dĩ nhiên, không ai muốn vậy cả.
1. Thế nhưng tại sao chúng ta cứ tiếp tục bị bực bội, khó chịu, khổ sở…?

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Đừng đi chùa để “đặt cược” với thánh thần!

 Trong làn hương khói nghi ngút, những Ban thờ chật kín, lớp lễ này chồng lên lớp lễ kia, đủ loại xôi, oản, chuối, lợn, gà… Những đồng tiền chẵn, lẻ được cài cắm khắp nơi: chân bát hương, lọ hoa, tay Tượng, thậm chí là… khe cửa… Người ta chen lấn, xô đẩy, cố đến gần Ban thờ hơn để đặt “một chút lòng thành” của mình, để cầu xin một điều gì đó…

Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

Đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Toàn Tập Kinh Sách Của Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Tu tập Phật đạo nói chung và Pháp Hoa tông nói riêng đều phải dựa trên 1 nền tảng không thể thiếu là THIỀN QUÁN.  WebSite của THIỀN VIỆN CHƠN TÂM có đăng đầy đủ bài viết, sách dịch ... rất có giá trị  Hòa thượng Thích Thanh Từ về lĩnh vực này. Hòa thượng Thích Thanh Từ hiện là Viện Chủ Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Đà Lạt - Việt Nam), Hội Trưởng Hội Thiền Học Việt Nam, Chủ Tịch kiêm Hội Trưởng Hội Thiền Học Quang Chiếu và là Trụ Trì Thiền Viện Quang Chiếu.

Kinh Vu Lan Bồn

Nhân lễ Vu Lan, đọc lại Kinh Vu Lan Bồn mà nhiều lúc nước mắt tự chảy ra. Tuy chưa phải là kẻ bất hiếu những ngẫm lại vẫn chưa làm hết bổn phận đối với hai đấng sinh thành. Đăng lại bài viết của Hòa thượng Thích Huệ Duyên để sám hối vậy.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được viết bằng thư pháp lập kỷ lục thế giới

Ngày 9-8, nhận chứng sư của Hiệp hội kỷ lục Thế giới đến chùa Trùng Nguyên, Tô Châu, chứng thực trường quyển thư pháp "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa" (妙法莲华经) của Diệp Triệu Cảnh (叶兆景) - nhà thư pháp nổi tiếng Tô Châu sao chép.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT TRONG SỰ TU HÀNH - HT. Thích Thanh Từ

Đây là lần thứ hai chúng tôi đến đây giảng Phật pháp. Sau lần này, không biết còn có duyên trở lại nữa không, nên hôm nay chúng tôi nói hết những điều cần thiết trong sự tu hành cho quí Phật tử nghe hiểu và ứng dụng tu. Nói về những điều cần thiết trong sự tu hành, ở đây tôi nêu ra hai nghi vấn: 
Nghi vấn thứ nhất, tại sao trong đạo Phật nhất là Phật giáo Việt Nam hiện nay, đa số các chùa dạy tu Tịnh độ, niệm Phật cầu về Cực Lạc dễ tu, mà tôi lại chủ trương tu thiền, khó khăn nhọc nhằn?

ĐẠO PHẬT THỰC TẾ KHÔNG HUYỀN HOẶC - HT. Thích Thanh Từ

Phật giáo tồn tại trong lòng nhân loại đến nay đã trên 2000 năm. Do đâu được như thế? Chính là nhờ Phật giáo nói đúng lẽ thật, đưa con người trở về với sự thật muôn đời, vì vậy có thể nói Phật giáo rất thực tế, không phải huyền hoặc. Đó là đề tài chúng tôi muốn nói với quí vị hôm nay.Tại sao chúng tôi nói đề tài này? Bởi vì đa số người theo đạo Phật, nhất là các vị lớn tuổi không tìm hiểu đúng chánh pháp. Trái lại cứ tin tưởng theo tập quán cổ truyền, do đó đạo Phật không còn thực tế lại trở thành huyền hoặc.



SỰ SAI BIỆT GIỮA PHẬT HỌC VÀ KHOA HỌC - HT. Thích Thanh Từ

Đề tài chúng tôi sẽ trình bày hôm nay là Sự sai biệt giữa Phật học và khoa học. Có thể quí vị cho rằng ai không biết Phật học và khoa học sai biệt. Nhưng sai biệt ở điểm nào, sâu cạn ra sao lại là một vấn đề cần phải thảo luận cho rõ ràng. Để từ đó chúng ta thấy được nếu biết ứng dụng khoa học, Phật học vào cuộc sống sẽ có những lợi ích thế nào.Có nhiều vị nghiên cứu khoa học mà thiếu phần tìm hiểu Phật học, nên họ nói Phật học có vẻ tiêu cực yếm thế.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Sơ Lược Lịch Sử Các Tông Phái Phật Giáo Trung Quốc

Dẫn nhập
Từ Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao Tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc. Đây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc

Vài Suy nghĩ sau khi đọc bài : “Từ “A Mi Đà Phật” lại nghĩ thêm về vấn nạn của Phật giáo VN” cùa tác giả Huệ Minh

Chánh Lập 
(trên Giao điểm online ngày 27/09/2011, http://giaodiemonline.info/noidung_detail.php?newsid=6007)          

Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm của tác giả Huệ Minh và nhiều người khác về việc một số Tăng, Ni sau khi du học ở nước ngoài về đã có những biểu hiện mà chúng ta có thể cho là “lệch chuẩn” : Đi ra ngoài khuôn khổ qui định bởi các bậc tiền bối trong Phật giáo Việt Nam.
     Có những điều chúng tôi đồng thuận với tác giả Huệ Minh và những người viết  khác, nhưng cũng có những vấn đề chúng tôi nghĩ rằng cả Huệ Minh và các vị ấy nên suy nghĩ lại.

Về lập trường của Triết học Phật giáo

Tạp chí Giáo dục & Thời đại số 12 (ra ngày 18/ 3/ 2012) có đăng bài Ngày xuân nói chuyện chữ “TÂM” của tiến sĩ Ngô Thị Lan Anh (Khoa Giáo dục Chính trị trường ĐHSP Thái Nguyên).
Mặc dù tiêu đề là “nói chuyện chữ Tâm” nhưng nội dung bài viết tác giả chỉ bàn đến chữ “Tâm” trong Phật giáo, do vậy, chúng tôi cũng chỉ trao đổi trong phạm vi giới hạn của bài viết, đặc biệt về bản chất lập trường, quan điểm của Triết học Phật giáo.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Bài 1: Từ mẫu tượng Phật Trúc Lâm Tây Thiên kém thẩm mỹ, nghĩ về tượng Phật lộ thiên

Tôi viết bài này nhân xem thấy thông tin việc tạo mẫu tượng Phật Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Mẫu tượng này xấu, đã có nhiều ý kiến nói đến việc này. Vì vậy, ở đây, trước tiên, chỉ xin đề nghị tạo mẫu lại khuôn mặt tượng Phật lộ thiên Thiền viện Trúc Lâm, chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh thẩm mỹ khi tạo tượng Phật.

Phật giáo nhập môn

Tác giả : Fabrice Midal - Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản : Phương Đông 2012

Tôi tu tập kể đến nay cũng đã hơn hai mươi năm. Và khi mới bắt đầu đứng ra để thuyết giảng thì tôi cũng đã ý thức ngay rằng nếu muốn dương cao ngọn cờ Phật Giáo (trong thế giới Tây Phương) thì nhất thiết phải kiến tạo được một Phật Giáo với các đường nét phản ảnh phong cách Tây Phương, có nghĩa là một hình thức Phật Giáo tương đối đơn giản, tránh bớt một số các hình thức lễ lạc cúng bái đậm màu tín ngưỡng Á Đông. Tuy nhiên và dù sao đi nữa thì cũng phải giữ cho được sự trung thực và chiều sâu của tín ngưỡng đó và đồng thời thì cũng phải phản ảnh được các đường nét cá biệt của thời đại tân tiến trong thế giới phương Tây ngày nay.

GIỚI THIỆU KINH PHÁP HOA (Thích Viên Giác)

Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa Phật giáo, được các học giả phương Tây cho là 1 trong 20 Thánh thư phương Đông. Sự hành trì tụng niệm một cách sâu rộng và bền bỉ của Phật tử đối với Kinh Pháp Hoa cho thấy rằng đây là một bộ kinh đặc biệt về cả hai mặt triết lý và huyền bí.

Nên điều chỉnh mẫu đầu tượng “Quốc Thái Dân An Phật Đài”


Rất mong Hòa thượng Thích Kiến Nguyệt và ê kíp thực hiện cố gắng khắc phục những nhược điểm đã được nhiều người góp ý, để ý nghỉa dành cho muôn đời sau luôn tròn vẹn.

Bốn giai đoạn phát triển của đạo Phật (Lê Sỹ Minh Tùng)

Bồ Đề Đạo Tràng
Phật giáo tồn tại cho đến ngày nay đã trải qua trên 2500 năm thăng trầm trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại. Dựa theo sự thay đổi và biến dạng, Phật giáo có thể được chia làm bốn thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là giai đoạn của Phật giáo Nguyên thủy. Thời kỳ thứ nhì là sự phân chia thành Phật giáo bộ phái. Thời kỳ thứ ba là Phật giáo Đại thừa. Thời kỳ thứ tư là sự phát triển của Thiền tông và Mật tông. Và sau đó Phật giáo tuy có thay đổi tùy theo hoàn cảnh địa phương và bối cảnh xã hội, nhưng sự thay đổi đó gần như không gì đáng quan trọng.

Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam ngày nay

 I. TỔNG QUÁT VỀ KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA VIỆT NAM
Việt Nam hiện nay có khoảng 14.500 ngôi tự viện Phật giáo trên khắp đất nước của ba Hệ phái chính là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Ở miền Bắc chỉ có ngôi chùa Phật giáo Bắc tông. Ở miền Trung (từ Quảng Trị trở vào) và miền Nam, ngoài ngôi chùa Phật giáo Bắc tông, còn có ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt, Nam tông Khmer và ngôi tịnh xá Phật giáo Khất sĩ.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Đại Trí Độ Luận ( Mahàprajnàparamitàsatra)

Tác giả:Nàgàrjuna (Long Thọ)Dịch Phạn ra Hán:Cưu Ma La ThậpDịch Hán ra Việt:Thích Thiện Siêu
Viện Nghiên Cứu Phật Học ViệtNam
Ấn hành 1997

Kinh Bát-Nhã (Prajna) được lưu hành rất sớm tại Ấn độ. Khoảng 700 năm sau khi Phật diệt độ (cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III Tây lịch), lúc Bồ-tát Long Thọ (Nagarjuna) ra đời đã có hai bộ kinh Bát-Nhã hoàn thiện là Tiểu Phẩm Bát Nhã, còn gọi là Bát-Nhã 8.000 bài tụng (Astasàhasrikà - Prajnãpàramità) gồm 10 cuốn 29 Phẩm và bộ Đại Phẩm Bát-Nhã 25.000 bài tụng (Pancavimsati - Sàhasrikà - Prajnãpàramita) gồm 27 hay 30, 40 cuốn 9 Phẩm.
Bồ-tát Long Thọ viết luận giải thích kinh Đại Phẩm Bát-Nhã đề tên là Maha Prajnãpàramità sastra, gồm có 100 cuốn 90 Phẩm.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ TẠI TRUNG QUỐC

Cư Sĩ Định Huệ
Sau ngài Long Thọ xuất thế hoằng hóa không bao lâu, bộ phận kinh điển Bát-nhã được truyền đến Trung Quốc. Bộ Kinh Bát-nhã đầu tiên do vị tăng người Ấn tên Trúc Phật Sóc dịch tại Lạc Dương vào năm 172 với nhan đề Đạo Hành Kinh (1 quyển); sau đó ít lâu có ngài Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nguyệt Thị dịch Kinh Đạo Hành Bát-nhã (10 quyển). Năm 260, Tỳ-kheo Chu Sĩ Hành nhận thấy văn nghĩa Kinh Đạo Hành Bát-nhã tối tăm khó hiểu, bất tiện cho việc nghiên cứu giảng giải, Ngài phát tâm đi Ấn Độ để tìm bản gốc tiếng Phạn.

YẾU NGHĨA KINH VÔ LƯỢNG NGHĨA VÀ NHẬP VÔ LƯỢNG NGHĨA XỨ TAM MUỘI

(Bài giảng tại trường hạ chùa Phổ Quang, Q.Tân Bình, 8-2008)
HT. Thích Trí Quảng


Kinh Pháp Hoa được gọi là Viên giáo, vì bao hàm được tất cả các kinh điển mà Đức Phật đã thuyết trong suốt cuộc đời Ngài. Các pháp Phật dạy đều là phương tiện để giúp chúng ta thâm nhập thế giới Phật, được kinh Pháp Hoa ví như thuyền bè đưa người từ niềm an lạc này đến niềm an lạc khác, để sau cùng tất cả hành giả đều chứng Nhứt thiết chủng trí. Vì vậy, nếu không thực hành giáo pháp, chắc chắn đời đời kiếp kiếp ở trong Nhà lửa tam giới.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

NỀN TẢNG PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG

NỀN TẢNG PHẬT HỌC
THIÊN THAI TÔNG
NHỊ ĐẾ ĐƠM HOA TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC 
(Foundations of T'ien T'ai Philosophy)
Paul L. Swanson biên soạn 
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
(tuhoanhattuetam@gmail.com)

Thiên Thai Trí Khải trình bày những khái niệm để có thể hiểu thực tại khách quan một cách chính xác,ví như một ngón tay hùng tráng và chân thực đã chỉ thẳng vào mặt trăng." 

Học Tây Du Ký 03: Quan điểm về những ý kiến phản bác, hạ thấp giá trị tác phẩm Tây Du Ký

Tiếp theo 2 bài trước, bài này Pháp Minh Khoa xin được nêu quan điểm của mình về những ý kiến phê phán tác giả Ngô Thừa Ân và hạ thấp giá trị Phật học của Tây Du Ký  đã được nêu trong bài HọcTây Du Ký 01 của Blog này.

THIỀN VÀ CHỈ QUÁN - Thiên Thai Trí Khải - Paul L. Swanson biên soạn Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm biên dịch

TRÍ KHẢI
KHAI TỔ THIÊN THAI TÔNG

THIỀN VÀ CHỈ QUÁN 
PAUL L. SWANSON biên soạn
TỪ HOA NHẤT TUỆ TÂM biên dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2011


Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới.
(Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Phật Giáo Vấn Đáp (The Buddhist Catechism) Tác giả: H.S. Olcott , HT Thích Trí Chơn dịch

Giá trị của tác phẩmkhông những chỉ về nhân cách của tác giả, mà bởi nội dung của nó rất là quảng bác và hàm súc; có khả năng kết thúc được những thắc mắc căn bản về Phật giáo, và dẫn đạo cho những ai muốn tiến bước trên đường quang lộ tìm chân lý.

CÓ MA HAY KHÔNG ? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo.

Tác giả : Hoang Phong
Có ma hay không có ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Nếu phải trừ ma thì phải làm như như thế nào ?... Đấy là những thắc mắc có thể ám ảnh ít nhiều mỗi người trong chúng ta. Thật thế, đấy chẳng qua vì có người chưa hề "gặp ma" bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem ma ra thế nào, hoặc có người đã từng "thấy ma" nên vẫn còn bị ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấy của mình, hay là cái con ma mà mình trông thấy có thật hay không. Vậy ta hãy xem quan điểm của Phật giáo về ma như thế nào.

CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU TRONG PHẬT GIÁO

Fabrice Midal (Hoang Phong chuyển ngữ)

Lời giới thiệu của người dịch :
Trong một quyển sách nhỏ « Phật Giáo Nhập Môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bản Grancher, 2008), tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương (chương 7, tr.123-137) để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản giúp chúng ta ôn lại những gì thật thiết yếu trong giáo lý nhà Phật.

KINH LĂNG NGHIÊM LÀ KINH NGỤY TẠO CHĂNG

Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tại sao người ta bảo Kinh Lăng Nghiêm chẳng phải do đức Phật Thích Ca thuyết giảng? Chẳng qua vì nghĩa lý trong bộ Kinh rất ư chân thật. Kinh đã nêu ra cho kỳ hết các căn bệnh của thế gian, bởi đó mà các loài yêu ma quỷ quái, các loài quỷ trâu, quỷ rắn, không còn cách nào hoành hành, phải hiện rõ nguyên hình của chúng. Từ đó chúng tìm mọi cách để phá, chúng phải tuyên truyền Kinh Lăng Nghiêm là kinh ngụy, thì chúng mới có cơ để sinh tồn. 

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

KHÁI LƯỢC VỀ KIẾN TRÚC VÀ VAI TRÒ CỦA CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI KHMER AN GIANG

Nguyễn Trung Hiếu
      Trải qua thời kỳ lịch sử lâu dài đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn: thiên tai, thú dữ, bệnh tật… những tai hoạ vượt trên sức mạnh của con người. Chính vì thế, để tồn tại trong môi trường rậm rạp, hoang vu, khắc nghiệt họ phải dựa vào sức mạnh tâm linh (Phật, thần…) để cứu rỗi cho quá trình lao động sản xuất, làm chỗ dựa tinh thần hàng ngày trước sự hà khắc của thiên nhiên. Từ hoàn cảnh sống ấy đã tạo ra một hệ thống tín ngưỡng tâm linh phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn của nền văn hoá nông nghiệp.

Tông Thiên Thai giáo quán - Chi phái Cao Minh Tự ở Việt Nam


TÔNG THIÊN THAI GIÁO QUÁN – Chi phái Cao Minh Tự ở Việt Nam
* Cư sĩ Tắc Hành
Vào năm 575 (năm Ất Mùi, niên hiệu Đại Kiến đời Trần Tuyên Đế, thời Nam Bắc triều), Tổ Trí Khải (538 – 597) thành lập tông môn tại núi Thiên Thai (thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), sư tổ đã lấy tên núi đặt tên tông, gọi là tông Thiên Thai; tông Thiên Thai lấy Nhất tâm Tam quán làm chủ trương tu tập nên còn gọi Thiên Thai Giáo Quán; chư tổ đã trọng dụng kinh Pháp Hoa để phát huy giáo nghĩa, vì vậy cũng gọi tông Pháp Hoa.

Trí Khải đại sư và Thiên Thai tông (Tuệ Hạnh)


Trí Khải đại sư và Thiên Thai Tông

* TUỆ HẠNH

Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận

Sơ khảo tông Thiên Thai (Tuệ Hạnh) Phần 2



SƠ KHẢO TÔNG THIÊN THAI (tiếp theo)

Nét đặc sắc của học luận Thiên Thai tông (Viết bởi Trúc Thanh)

Thiên Thai tông là một trong những tông phái được hình thành sớm nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Do vì người sáng lập ra tông phái này là Trí Khải đại sư (538 - 598) sống vào đời Tùy, ngài cư ngụ ở núi Thiên Thai (nay thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), cho nên có tên là Thiên Thai tông. Những kinh luận mà tông này y cứ là “lấy kinh Pháp Hoa làm tông chỉ, lấy luận Đại Trí Độ làm kim chỉ nam, lấy kinh Niết Bàn làm phong phú, lấy Bát Nhã làm phương pháp quán, dẫn chư kinh để tăng thêm tín tâm, dẫn chư luận để trợ thành” (Trạm Nhiên – Chỉ Quán Nghĩa Lệ, quyển thượng). Giáo nghĩa của tông này chủ yếu y cứ vào kinh Pháp Hoa, cho nên cũng gọi là Pháp Hoa tông.

PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA - PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG, Trí Khải Đại Sư - Từ Hoa dịch


Trí Khải Đại Sư 
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA 
PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG
 
Nguyên tác: The Profound Meaning of the Lotus Sutra by Haiyan Shen - Từ Hoa dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

MA HA CHỈ QUÁN PHÁP MÔN VIÊN ĐỐN - Thiên Thai Trí Khải

NGHIÊN CỨU VÀ PHIÊN DỊCH ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT
MA HA CHỈ QUÁN 
PHÁP MÔN VIÊN ĐỐN
 
(The Great Calming and Contemplation)
THIÊN THAI TRÍ KHẢI
 
Neal Donner & Daniel B. Stevenson biên soạn - Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2009

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Sự Truyền Thừa của tông phái Thiên Thai: Từ TQ Sang VN (phần 2)

Sự truyền thừa chính thức của tông phái Thiên Thai sang Việt Nam là vào đầu thế kỷ 20, bắt nguồn từ các vị tu theo đạo Minh Sư ở Sài Gòn. Phái đoàn đạo Minh Sư chia làm hai đợt đón tàu vượt biển sang Trung Quốc thọ giới với tổ sư Hiển Kỳ ở chùa Thanh Sơn. Sau đó, các vị nầy trở về quê hương hoằng truyền giáo nghĩa, thành lập tông phái với danh xưng là Phật Giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông. Sự hình thành của tông được phát triển ở các tỉnh miền Tây Việt Nam vào giữa thập niên 30 và tồn tại mạnh mẽ cho đến ngày nay. Trong số các vị tổ sư được truyền thừa, Ngài Liễu Thiền là vị tiêu biểu và được tôn vinh làm sơ Tổ tông Thiên Thai ở Việt Nam.

Sự Truyền Thừa của tông phái Thiên Thai: Từ TQ Sang VN (phần 1)

Dẫn Nhập:

Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử.

Tây Thiên - Chiếc nôi Phật giáo Việt Nam

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng tại khu di tích Danh Thắng Tây Thiên là để góp phần bảo tồn và tôn vinh giá trị của Phật giáo ở Tây Thiên, nó tạo nên những tiền đề cho những công trình nghiên cứu, khảo cổ di tích tiếp theo sau này. Trong bài viết này chúng tôi mời quý vị cùng chúng tôi dở lại trang lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Trên cơ sở đó tìm hiểu về: - Phật giáo Tây Thiên có từ bao giờ và Tây Thiên có phải là chiếc nôi của PGVN không? 

Người Hà Nội: Những ai đi lễ chùa?

GN - Những năm trước đây phổ biến quan niệm rằng, đi lễ chùa thường là người già, người có học vấn thấp. Thế nhưng luận án tiến sĩ của Hoàng Thu Hương - giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn với đề tài “Cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội hiện nay” cho thấy quan niệm trên không đúng. Khảo sát người đi lễ chùa, thì người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tới 61,9%; tỷ lệ nam giới chiếm 35%.

Sách: ĐỨC PHẬT CỦA CHÚNG TA, Hòa thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn giáo 2001

Lời Nói Đầu
Đây là Tuyển tập thứ hai (Tuyển tập đầu: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”) của chúng tôi nhan đề: “CHÁNH PHÁP VÀ HẠNH PHÚC”, muốn nói đến Pháp lạc đã thấm nhuần sâu đậm mọi người được tiếp cận với giáo pháp của dúc Bổn Sư. Các bài này trải qua một thời gian khá dài, từ khi chúng tôi làm Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh cho đên khi làm Viện chủ Thiền Viện Vạn Hạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Hải Phòng: Đạo tràng Pháp Hoa chùa Hào Quang trên đà phát triển

Đạo tràng Pháp Hoa Chùa Hào Quang được thành lập vào năm 2005, tu học theo pháp môn “KHAI MỞ TRI KIẾN PHẬT” của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Đạo tràng trong Phật giáo và công tác quản lý hoạt động của Đạo tràng

Trong Phật giáo, đạo tràng có nguyên nghĩa phát sinh từ thời Đức Phật tại thế. Nguyên tự trong Phạn ngữ là Bodhi-manda, Hán ngữ dịch là đạo tràng, với ý nghĩa chỉ nơi Đức Phật thành đạo, tức tòa Kim Cương dưới gốc Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thiền, miền Trung Ấn Độ. Vì vậy, đạo tràng còn có tên gọi khác là pháp tọa.



ĐĐ. Chiếu Tuệ giảng tại đạo tràng Pháp Hoa Quang Như Lai, Bắc Giang

image
Sáng nay 17/4, nhận lời thỉnh mời của ban Quản chúng đạo tràng Pháp Hoa Quang Như Lai – xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Đại đức Thích Chiếu Tuệ - Ủy viên HĐTS TW GHPG Việt Nam, Phó Thư ký Ban Hoằng pháp TW GHPG Việt Nam đã đến thăm và có thời pháp thoại dành cho hơn 100 Phật tử đang tu học theo Bổn môn Pháp Hoa.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại TPHCM - Sài Gòn

Chắc chắn còn nhiều ngôi chùa nữa cũng nổi tiếng bởi mỗi chùa có những giá trị riêng không thể so sánh một cách phiến diện được.   

Thưởng ngoạn cảnh chùa Dâu (Bắc Ninh): "Đệ nhất cổ tự trời Nam"

Kinh Pháp Hoa trong Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa

Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng nhất trong truyền thống Phật giáo Đại thừa. Trên phương diện triết học, bộ kinh này được ví như đỉnh cao của hệ tư tưởng Đại thừa. Trong lĩnh vực văn hóa, với những ảnh hưởng to lớn của bộ kinh này trong các sinh hoạt xã hội tại các nước Phật giáo Đại thừa, bộ kinh này được xem là một trong ba kiệt tác tôn giáo lớn của Châu Á.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Một số hình ảnh khóa học nghi lễ Pháp Hoa tại chùa Huê Nghiêm 2 TPHCM (phần 2)

Khóa học từ ngày 5 đến 9/7/2013 do Hòa thượng tôn sư trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn. Tham gia khóa học có đại diện ban nghi lễ của các đạo tràng Pháp Hoa: Lý Triều Quốc Sư, Chùa Bằng, Chùa Mọc (Hà Nội); đạo tràng TP Thái Nguyên, đạo tràng TP Hải Phòng, đạo tràng Thanh Hóa, đạo tràng TP Tuyên Quang; đạo tràng Quảng Ninh ... với tổng số gần 50 học viên.

LƯỢC GIẢI KINH PHÁP HOA - Hòa thượng Thích Trí Quảng, NXB Tôn giáo 2004

Lời tựa lược giải kinh Pháp Hoa

Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt với bộ kinh này. Lần đầu tiên, khi tôi theo một số Thầy đến chùa Hoằng Khai ở Tân An để thỉnh Phật, tôi được thầy Đạt Vương tặng bộ kinh Pháp Hoa bằng chữ Hán. Mặc dù lúc đó tôi chưa biết thọ trì, nhưng nghe đến tên kinh, trong lòng tự nhiên cảm thấy thích thú kỳ lạ.

PHÁP HOA đề cương (Tác giả: Thiền Sư Minh Chánh; THÍCH NHẬT QUANG Dịch. NXB TP. HCM)

 LỜI GIỚI THIỆU
 Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta. Chúng tôi khuyến khích Thiền sinh Thích Nhật Quang phiên dịch nhằm mục đích phổ biến tài liệu Phật giáo do người Việt Nam sáng tác, còn sót lại trong những bản văn chữ Hán.
Phật tử Việt Nam rất sùng mộ đọc tụng kinh Pháp Hoa, mà rất ít người hiểu được huyền chỉ của kinh. Vì thế phổ biến được quyển Đề Cương này sẽ giúp nhiều Phật tử thấy được chỗ cao siêu thâm áo của kinh.Thường trì tụng mà không hiểu được lý kinh thì công đức đâu được là bao. Đọc kinh mà thâm được lý, thật là người đi đêm mà được ngọn đuốc sáng lo gì sa hầm sụp hố. Công đức của người tụng kinh thâm đạt lý thú thật không sao kể  siết.