Tìm kiếm

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Học Tây Du Ký 05: Ý nghĩa câu chuyện Tây Du Ký và tên của các thành viên đoàn thỉnh Kinh

Lý do có đoàn thỉnh Kinh từ Đại Đường sang Tây  Thiên đã được Pháp Minh Khoa nêu trong bài  “Học Tây Du Ký 04” Tuy nhiên đây chỉ là lý do bề  nổi được nêu chính thức trong truyện. Vậy  lý do bên trong hay có thể nói là mục đích thật sự  để Ngô Thừa Ân bỏ công sức viết bộ tiểu thuyết Tây Du Ký là gì ? Ai cũng biết 1 tác phẩm văn học ngoài ý nghĩa và nội dung thể hiện  bằng giấy  mực đọc được, giá trị của tác phẩm thường lại là ý nghĩa và nội dung mà người đọc phải suy ngẫm mới hiểu ra.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Tìm hiểu định nghĩa “Tạo hoá, sắc tạo và tâm tạo”

“LTG : Trong tạp chí Hoa Sen Orange County số 34, tôi có nói về TẠO HOÁ VỚI NGHĨA SẮC TẠO. bài này chỉ nói có tính cách tổng thể, hôm nay tôi muốn chi tiết hoá để quý độc giả Phật Tử tìm hiểu thêm về TẠO HOÁ VỚI NGHĨA SẮC TẠO”.Nếu vị nào có những tư liệu khác phong phú hơn xin chỉ giáo. Vì học thuyết và kinh sách của Đạo Phật quá cao siêu, tôi chỉ là một phật tử với sự hiểu biết có hạn, nhưng lại thích sưu tầm, nghiên cứu và học hỏi để chău dồi thêm kiến thức, Vậy kính xin quý vị độc giả niệm tình tha thứ những gì còn thiếu sót”.

Canh Tân Phật Giáo (tác giả: Minh Mẫn)

Không riêng tại Việt Nam, bất cứ quốc gia nào có mặt Phật Giáo, dù lâu đời hay mới du nhập, Phật Giáo không thể có một tổ chức Giáo Hội  chặt chẽ như Vatican, trên phương diện hành chánh. Tuy nhiên, là một Giáo Hội mang tính tôn giáo, thì Phật giáo đã chứng tỏ một Giáo Hội có thứ lớp theo giáo phẩm và tôn ti theo đạo lý.
Một Giáo Hội như thế thì không thể có một Giáo Hội chung cho mọi hệ phái mà là mỗi hệ phái có một Giáo Hội cá biệt, Giáo Hội bấy giờ đồng nghĩa với Tông môn. Ví dụ, Giáo Hội Lục Hoà Tăng, Giáo Hội Thiên Thai, Giáo Hội Khất sĩ, Giáo Hội Theravada, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo…Mỗi Tông môn như thế đều có một tôn chỉ riêng, một pháp hành riêng; Ngay từ thời Trần Nhân Tông, tuy Giáo Hội Trúc Lâm do nhà vua thống nhất cả ba hệ phái: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường nhưng không vì thế mà tất cả tu sĩ Phật Giáo lúc bấy giờ đều trực thuộc một Giáo Hội duy nhất;

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

LIÊN MINH MA QỦY (tác giả: Quảng Tánh)


(Từng ma quỷ đã đáng sợ rồi huống hồ lại liên minh ma quỷ và ghê sợ hơn nữa là liên minh ma quỷ với người - Pháp Minh Khoa)

Sống trong đời, “một cây làm chẳng nên non” nên người ta thường hợp lực, liên minh liên kết lại với nhau. Nhưng có lẽ liên minh tồi tệ và đen đúa nhất trong đời là liên minh ma quỷ. 
Truyện cổ Phật giáo, kể rằng: “Thuở xưa, có một Tỷ kheo bị tẩn xuất, ảo não buồn rầu, vừa đi vừa than khóc. Dọc đường, Tỷ kheo ấy gặp một con quỷ vốn phạm pháp cũng bị Tỳ Sa Môn Thiên vương tẩn xuất. Quỷ hỏi vị Tỷ kheo: 

- Vì sao ngài buồn rầu than khóc? 

LỄ VẬT CÚNG TẾ (tác giả: Toàn Không)

(HIện tượng cúng tế kèm theo đủ thứ đồ lễ tế ngày càng tràn lan, không chỉ tốn kém lãng phí tiền của, thời gian của xã hội mà còn nhiều tác hại về tâm linh mà đa số người tham gia cúng tế do không hiểu biết nên vẫn đua nhau làm, càng nhiều, càng to, càng sang trọng đắt tiền càng tưởng được phù hộ nhiều. Thật tiếc lắm thay khi trong số đó có nhiều người là Phật tử -  Pháp Minh Khoa)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Vật lý lượng tử chứng minh được "cõi âm" tồn tại?

(Đọc bài này và liên hệ với Vũ trụ quan Phật giáo sẽ thấy tri thức của Đạo Phật đã vượt trước khoa học hiện đại 2500 năm - Pháp Minh Khoa)
Hầu hết các nhà khoa học có thể cho rằng, khái niệm "thế giới bên kia" hoặc vô nghĩa hoặc không thể chứng minh được. Tuy nhiên, một chuyên gia tuyên bố đang có trong tay bằng chứng vật lý lượng tử xác thực sự tồn tại của "cõi âm".

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

LỜI CHỈ DẠY VÔ GIÁ CỦA HT. THÍCH MINH CHÂU VỀ CHÁNH TÍN (Tác giả : Tâm Thuận)

Kính thưa quý đạo hữu!
Trong Ngũ lực, gồm Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực và Tuệ lực thì Tín lực là hàng đầu, là cửa ngõ để đạt được các lực theo sau. Tín lực không phải là sự tin tưởng vào những giáo điều, giáo pháp một cách mù quáng, ồ ạt và thiếu xét đoán mà dẫn đến việc làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sanh. Tín lực là lòng tin sâu sắc và mạnh mẽ đối với Chánh Pháp của đức Phật Thích Ca, là lòng tin chân chánh, chớ có vội tin mà hãy đến để mà thấy và tự mình chứng nghiệm,

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

KHÍ CÔNG PHẬT GIA

Để hành trì được Giới - Định - Tuệ, hành giả Đạo Phật cần có sức khỏe tốt. Pháp Minh Khoa thấy trên mạng có tài liệu liệu về Khí công Phật gia do Đại Đức Thích Minh Khương hướng dẫn tại chùa Linh Sơn (Anh Quốc) năm 2011 có thể giúp ích cho những người muốn nâng cao sức khỏe bằng phương pháp luyện tập phù hợp với Đạo Phật.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Chùa Thiên Thai & Chùa Thiên Bảo Tháp

(Bài viết tuy giới thiệu về Tổ đình Thiên Thai tông nhưng cũng là thông tin cơ bản về Thiên Thai tông Thiền Giáo tông ở Việt Nam thời hiện đại)

Chùa Thiên Thai và chùa Thiên Bửu Tháp ở xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là Tổ đình của chi phái "Thiên Thai Thiền Giáo Tông" ở Việt Nam do công khai sáng của Tổ Thiên Thai, tức Hoà thuợng Huệ Đăng.

LỤC ĐẠI TÔNG CHỈ DƯỚI CÁI NHÌN VIÊN GIÁO THIÊN THAI TÔNG

Pháp thoại trình bày tại Vạn Phật Thánh Thành 
vào ngày kỷ niệm Hòa Thượng Tuyên Hóa nhập Niết Bàn
mùng 10 tháng 8, 2013
(Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm)

Kính thưa chư tôn đức, chư tăng ni, và quý Phật tử,

Hôm nay là ngày đại lễ tại Vạn Phật Thánh Thành, tôi, Từ Hoa, rất cảm kích được có mặt hôm nay để được bái lạy ân đức của chư Phật, A Di Đà Phật, Tuyên Công Thượng Nhân, chư vị pháp sư, chư Phật hữu đã tạo duyên cho tôi có cơ hội được chia xẻ cùng chư tăng ni và quý Phật tử bài pháp thoại với tựa đề “Lục Đại Tông Chỉ dưới cái nhìn Viên giáo Thiên Thai Tông”. 

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Tu tập Thiên Thai tông (bài 1: Tôn chỉ và phương pháp, quả vị tu chứng)

Tại Blog Hành giả Thiên Thai tông tông đã đăng lại một số bài giới thiệu về Thiên Thai tông tông. Để tu tập Thiên Thai tông, có lẽ việc đầu tiên cần nắm được tổng quát về tôn chỉ, giáo lý và phương pháp tu tập. Đây là nội dung đã được Hòa thượng Thích Thiện Hoa viết trong  Quyển 2 bộ sách "Phật học phổ thông" bài thứ 7 tên là "Pháp Hoa tôn hay là Thiên Thai tông tôn".

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Học Tây Du Ký 04: Lý do có đoàn thỉnh Kinh từ Đại Đường sang Tây Thiên

Bài này, Pháp Minh Khoa xin được trao đổi về  lý do tại sao có việc nhà  sư Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng) theo thánh chỉ của vua Đường Thái tông, tình nguyện  cùng các học trò từ Tràng An của nước  Đường sang Tây Trúc thỉnh Kinh  
Lý do 1: Mục đích của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay cũng là của Đạo Phật nói chung: giáo hóa, độ thoát  chúng sinh khỏi mê vọng.
Sau  sự kiện Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung bị Phật tổ bắt giam dưới núi Ngũ Hành được khoảng 500 năm,

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Tu tập Thiên Thai tông (bài 2: sơ đồ "TỌA THIỀN CHỈ QUÁN")

Tọa thiền là kỹ thuật mà tất cả các Phật tử, không phân biệt tông phái đều phải tu tập. Trong quyển THIỀN CĂN BẢN , Hòa thượng Thích Thanh Từ đã soạn dịch 3 tài liệu rất có giá trị, đó là:
- Pháp yếu tu tập TỌA THIỀN CHỈ QUÁN (do Đại sư Trí Khải viết từ thế kỷ VI)
- Tọa THIỀN TAM MUỘI (Samharakasa)
- Lục diệu Pháp môn (cũng do Đại sư Trí Khải viết)

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Hòa Thượng Thích Giác Quang Giải Nghi Về Hiện Tượng Ngoại Cảm

VẤN: Bạch Sư! Nhiều thông tin về các nhà ngọai cảm, gia công tìm hài cốt liệt sĩ hiệu quả góp phần làm giảm bớt đau thương cho nhiều gia đình liệt sĩ. Tuy nhiên gần đây, theo thông tin có một vài vị phán đóan những việc đại sự như hú gió đuổi mây, di dời thiên nhiên mưa bão đi nơi khác nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội…rất nhiều việc mà chúng con có quá trình gần gũi quý Sư tu hành, chưa từng nghe, chưa từng biết, chưa từng nghĩ suy. Xin Sư từ bi chỉ giáo?

"Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn" Nghĩa Là Gì?

VẤN: Khi Đức Phật đản-sanh, Ngài thị hiện đi 7 bước... và xướng lên rằng : " Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn ". Có sách lại chép rằng : " Thượng-Thiên Hạ Địa, Duy Ngã Độc Tôn ". Xin Sư cho con biết chữ ' Ngã " ở đây có nghĩa ra sao. Ý nghĩa của toàn bộ câu nói này của Ngài là gì? Nam Mô A-Di Đà Phật .

Có Phải Phật Giáo Không Còn Phù Hợp Với Thế Giới Hiện Đại Khi Khó Tu Và Khó Chứng Đắc?

VẤN: Con đọc sách và quán chiếu lịch sử của Phật Giáo rồi tự thắc mắc tại sao ngày xưa thời Đức Phật và thời các vị tổ đều nghèo khó, đơn giản, thiếu thốn nhưng ai cũng đều tu tốt, đều chứng đắc, con người tâm bình an và xã hội không bạo loạn. Ngược lại, trong thời buổi hiện nay, vật chất đầy đủ nhưng cả Phật Tử tại gia và cả người xuất gia, con không cảm nhận được nhiều niềm tin tu hành nỗ lực hay nói cách khác là tu hành chân chính theo lời dạy của Ngài. Con có cảm giác người ta nói nhiều hơn, tu bằng hình thức ồn ào hơn bằng thực tâm. Vậy vì sao lại có hiện tượng này? Có phải Phật Giáo không phù hợp với thời đại ngày nay? Xin Sư hoan hỷ khai mở tâm con.

Làm Thế Nào Để Phân Biệt Chánh Tà Giữa Rừng Pháp Môn Phật Giáo?

 VẤN: Con nghe quá nhiều pháp môn và những cách giảng dạy về Phật giáo của đủ thứ kể cả các vị xuất gia và Phật tử tại gia. Giữa rừng pháp môn và những lời giảng pháp như vậy, con không biết đâu là đúng, đâu là sai mà thực hành. Xin Sư cho con biết mình lấy gì để có thể so sánh và đối chiếu là những lời giảng ấy đúng với chánh pháp của Đức Phật? Con nên dựa vào đâu để phân biệt tạo chánh kiến cho chính mình giữa rừng pháp môn mà không bị cuốn theo và đi sai con đường tu hành? Con xin cảm ơn Sư.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Tu Hành Tại Vạn Phật Thánh Thành

Chuyển dịch lời giới thiệu trong Video "Một ngày tu ở Vạn Phật Thánh thành)   Xem video TẠI ĐÂY

Tiếng bảng đều đặn vang lên từng hồi giữa đêm khuya tĩnh mịch, xua tan bóng tối âm u đang bao trùm vạn vật. Bây giờ là đúng ba giờ rưỡi sáng, ánh trăng dịu mát đang chiếu qua khe cửa. Vào giờ này, hầu hết mọi người vẫn còn đang say sưa trong giấc ngủ; riêng những người mang bổn nguyện và hoài bảo của kẻ xuất gia, phải là những người giác ngộ trước tiên trong vũ trụ, do đó họ cần phải thức dậy sớm nhất! 

Đặc trưng tinh thần thiền học của Trần Thái Tông

Trn Thái Tông được gii Pht giáo tôn vinh là Bó đuc Thin tông t bao đi nay, vì cương v Hoàng đế hay Thái thượng hoàng hoc thin gia chng đo, Trn Thái Tông vn luôn khát khao thng nht các thin phái đ hướng đến Pht giáo nht tông cho phù hp vi tình hình bi cnh phát trin mi by gi.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

PHẬT GIÁO : TÔN GIÁO, TRIẾT HỌC, LUÂN LÝ HAY KHOA HỌC ? (Hoang Phong)

Tôi không hề quan tâm đến chữ ism (...isme) [tức là chữ ...giáo trong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma [Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ism mà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. 

Chùa Thiên Thai

Chùa tọa lạc ở xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sát núi Chân Tiên, trên con đường đi vào chùa Long Hòa, dinh Bà Cố. ĐT: 064.869338. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được Hòa thượng Thanh Kế – Huệ Đăng xây dựng vào năm 1909.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Mười Chuẩn Mực Cơ Bản Của Đạo Đức Phật Giáo

NSGN - Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính hỗ tương. Những chuẩn mực đạo đức bổ sung đó, theo sự phân định của một số bộ luật Phật giáo, thì đôi khi được xem là giới không quan trọng (khinh giới), có lúc được xem là những phép ứng xử (học pháp) giữa người với người.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Người Dụng Công Tu Thiền Phải Biện Rành Mười Thứ Ma

Lời Ðầu Sách
Ban ngày ban mặt lại có vấn đề ma mị sao? Không nên ngủ mê nói mớ làm cho thiên hạ một phen chạy loạn lăng xăng. Thực ra ma với không ma cũng tại ta. Một niệm không dừng được là ma dẫn ta vào luân hồi sanh tử, một niệm ta làm chủ được hoàn toàn thì đất nước ta thanh bình. Thế thì có ma gì? Chẳng qua tất cả tự ta mà ra.

THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ VỚI THIÊN THAI TÔNG

Từ lâu, khi nghiên cứu về Phật Giáo, tôi thấy các Tông lớn Phật Giáo, thường có liên lạc mật thiết với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể.
Về Thiên Thai Tông, tôi sẽ cốt yếu dựa vào tài liệu của Linh Mục P. Léon Wieger, trong quyển Histoire des Croyances religieuses et des Opinions Philosophiques en Chine depuis l’origine jusqu’à nos jours, Imprimerie de Hiến Huyện, 1922. Tài liệu này, không phải do Wieger viết, nhưng là do Ông tường thuật lại từ những sách Trung Hoa. Ông cho luôn chữ Hán. Lời lẽ trang nghiêm. Ta có thể tin là trung thực. Tôi sẽ lần lượt trình bày sau đây.

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật giáo Trung Quốc

A- Dẫn nhập
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.

Tư tưởng Pháp Hoa của Nhật Liên Tông - Nhật Bản

Nhật Liên tông do ngài Nhật Liên thành lập vào thế kỷ 12. Tông phái này lấy kinh Pháp Hoa làm căn bản cho tư tưởng và sự thực hành. Tông phái này thiên về thực hành, thay vì niệm danh hiệu Phật, họ niệm danh hiệu Pháp. Câu xướng đề mục của họ là: Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (câu niệm tiếng Nhật là “Namu Myõhõ Reng-kyõ. Kyõ là Kinh, Reng là Liên Hoa, và Myõhõ là Diệu Pháp). Hành giả của tông phái này thường đánh trống gõ nhịp, miệng niệm câu đề mục đó.

MƯỜI TƯ TƯỞNG PHÁP HOA TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY, Đương Đạo

Mở Đầu
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật). Sự chuyển hóa rất mạnh mẽ, bùng nổ, toàn triệt như rất nhiều chữ trong kinh đã nói lên điều đó. Có lẽ vì théá mà kinh được xưng là “vua của các kinh”, với rất nhiều đoạn ca ngợi sự ích lợi, công đức của người thọ trì kinh.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Nét đặc sắc của học luận Thiên Thai tông (Trúc Thanh)

Thiên Thai tông là một trong những tông phái được hình thành sớm nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Do vì người sáng lập ra tông phái này là Trí Khải đại sư (538 - 598) sống vào đời Tùy, ngài cư ngụ ở núi Thiên Thai (nay thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), cho nên có tên là Thiên Thai tông.

Vài đặc điểm của Phật Giáo (Hòa thượng Thích Trí Quang)

Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là 'in như sự thật': Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật. Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy.

Các tông phái Phật Giáo tại Việt Nam

I.- DẪN NHẬP
Chúng ta đã biết xưa kia Phật giáo từ Ấn Ðộ truyền thẳng sang Việt Nam; có thể, một số tông phái cũng được truyền sang Việt Nam nhưng không được truyền bá sâu rộng, dần dần bị thất truyền. Các tông phái Phật giáo Trung Hoa truyền sang Việt Nam, có lẽ cũng gần giống như vậy, riêng về Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông, Mật Tông vẫn còn được truyền thừa. Có thể nói, tại Việt Nam có những nét đặc thù, nên có những tông phái phát sinh tại Việt Nam, những tông phái này cả Ấn Ðộ lẫn Trung Hoa đều không có, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tông phái chính tại Việt Nam.

TỔ SƯ THIÊN THAI THIỀN GIÁO TÔNG VIỆT NAM

Chúng ta đọc, tụng thọ trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phải biết mình tu theo Tổ Sư Thiên Thai Thiền Giáo Tông. Cần ôn lại pháp môn hành trì của Tổ, để nương theo sự chỉ dạy ấy trong tu hành, nhất định sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Tâm thư của Thầy giáo Văn Như Cương gửi các phụ huynh học sinh nhân Khai giảng năm học 2013 - 2014

Trên trang web của Trường THPT Lương Thế Vinh - thầy Văn Như Cương đã gửi tới phụ huynh học sinh của nhà trường những tâm sự về việc dạy dỗ con em chúng ta. 
Thư gửi phụ huynh học sinh ông viết: Một trong những nhân tố làm nên thương hiệu Lương Thế Vinh là sự ủng hộ của các bậc phụ huynh về đường lối giáo dục nhà trường. Nhân dịp năm học mới, với tư cách hiệu trưởng nhà trường, tôi xin gửi tới các vị phụ huynh đôi dòng tâm sự về việc dạy dỗ con em chúng ta.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

SƠ ĐỒ HỌC PHẬT


 Một trong những kinh nghiệm khi học, nghiên cứu các sách, tài liệu về Phật học rất cần tự tổng kết, hệ thống lại kiến thức bằng các dàn ý hoặc vẽ thành sơ đồ.  Trên cơ sở tài liệu Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa (tập 1) Pháp Minh Khoa vẽ thành một số sơ đồ. Nếu muốn xem rõ hơn, nhấp chuột vào hình. Nếu muốn  tải về máy tính, nhấp chuột phải và chọn "lưu hình ảnh thành ..."

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

ĐỀ PHÒNG KHẢ NĂNG TỰ SUY THOÁI CỦA ĐẠO PHẬT



Tác giả : Trần Văn Chánh

Là người Phật tử, hoặc cảm tình viên của Phật giáo, không ai thích nghe bàn về chuyện Phật giáo có thể bị suy thoái, bị hủy diệt, bằng bất cứ kiểu gì. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản dựa trên luật vô thường  chuyển biến hay cái lý “thành trụ hoại không” của nhà Phật, thì bất cứ sự vật nào trên thế gian đã có thành  tất phải có hoại, và cuối cùng đi đến chỗ diệt vong hoặc biến đổi sang trạng thái khác hẳn. Điều này không chỉ đúng với một tổ chức hay thiết chế xã hội riêng biệt nào trên đời mà còn đúng cả với cuộc nhân sinh tại trần gian này nữa, vì hiện nay, trước tình trạng khủng hoảng môi sinh toàn cầu, thế giới cũng đang đứng trước mối đe dọa bị hủy diệt. Phật giáo cũng chỉ là một thiết chế xã hội, không thể  ngoại lệ.

Tại sao xã hội hiện nay ngày càng xuống cấp ?

Câu hỏi này chắc có nhiều lời giải, tùy theo vị trí, sở trường từng người   hoặc ý thức hệ của các nhóm, tộc ... trong xã hội.
Có một lời giải từ Đạo Phật rất cần suy ngẫm, đó là lời giảng của Hòa thượng Tuyên Hóa ngày 16/4/1984.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

101 truyện THIỀN bình giải

101 Truyện Thiền (101 Zen Stories) là quyển sách do thiền sư Nyogen Senzaki tổng hợp năm 1919, gồm các truyện và công án thiền thời thế kỷ 19 và 20 và bản dịch củaShasekishū (Sand and Pebbles), do thiền sư Nhật Mujū (無住 , Vô Trú) viết vào thế kỷ 13.
101 Zen Stories sau đó được Paul Reps in lại dưới tên “Zen Flesh, Zen Bones.”

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Hòa Thượng Về Thăm Tổ Đình Thiên Thai


Vào ngày 16/08/2013 nhằm 10/07 năm Quý Tỵ, Hòa thượng thượng Trí hạ Quảng đã về thăm Tổ Đình Thiên Thai. Nhân dịp lễ húy kỵ lần thứ 60 của Tổ sư khai sơn Thiên Thai Thiền Giáo Tông Đại lão Hòa thượng thượng Huệ hạ Đăng, HT Tôn sư đã có đôi lời chia sẻ đến quý Tăng Ni, Phật tử về công hạnh và cuộc đời hành đạo của Tổ sư.

Tổ đình Thiên Thai & thắng cảnh Dinh Cố

Tổ đình Thiên Thai nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cố (ấp 3 xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ), được khởi công xây dựng năm 1925 bởi Hòa Thượng Thích Huệ Đăng. Nhưng mảnh đất này trước đó đã là nơi trì niệm của sư tổ Huệ Đăng. Phía sau Tổ Đình có Thạch Động. Thạch Động được tạo dựng công phu trong hang đá, là nơi Hoà Thượng Huệ Đăng sông tu hành trong điều kiện lúc đầu chưa dựng được ngôi chùa như hiện nay.

Thông điệp Đại lễ Vesak LHQ 2013 của HT.Thích Trí Quảng

Sáng  21-5-2013, tại Trung tâm Hội nghị LHQ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bangkok, Thái Lan, Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc lần thứ 10 – 2013, chủ đề: "Giáo dục và trách nhiệm công dân toàn cầu từ quan điểm Phật giáo", đã chính thức khai mạc.
Trong phiên khai mạc, HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM, Trưởng đoàn đã đọc Thông điệp của GHPGVN trước toàn thể đại biểu quốc tế. Trân trọng giới thiệu toàn văn của bức thông điệp này đến bạn đọc.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

TU HÀNH THỜI @

Tác giả : Chơn Minh
Những ảnh hưởng của truyền hình và vi tính đã và đang vô hình chung ảnh hưởng đến oai nghi và giới đức của tăng ni trong việc tu hành nếu vị sư hay ni còn non tuổi đạo và chưa có kinh nghiệm bản thân . Thời đại mới đòi hỏi tăng ni phải tiếp cận nhiều nguồn thông tin lâu dần bản thân và tâm trí bị cuốn hút và phải tùy thuộc vào những tiện ích vật chất mà xa rờì nếp sống tâm linh, cùng khả năng tụ tập khiến không thể tập trung trong thiền định

Hồn Việt và chất Thiền tại Huyền Không Sơn Thượng - Huế

Chơn Minh
Ở Huyền Không Sơn Thương , nếu có giây phút tĩnh lặng đến vớí bạn, chắc chắn bạn sẽ thấy được Hồn Việt tỏa sáng quanh từng bụi cỏ, khóm hoa, nghe tiếng nói của vườn cỏ đá với bức thư pháp gắn hờ hững trên từng phiến đá, hay xa xa những cặp thư pháp treo lũng lẳng dưới các mái che tạo một không gian đậm chất thiền vừa phủ lên chánh điện vừa tỏa ngát hồn Việt trong Huyền không Thiền Uyển đem lại cho khách thập phương, một cảm giác thanh thản sau những vật vã của cuộc sống vật chất bon chen, bỏ lại sau lưng để trở về trong tĩnh lặng đúng với câu thơ được gắn đâu đó trên khóm trúc “ Cám ơn bạn đã nói cười trong tĩnh lặng ”

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Vài Nét Về Tôn Chỉ Thiền tông Việt Nam cuối TK XX

Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không (1970-1986) ngày trước, hay của Thiền viện Thường Chiếu… hiện nay (1974-1991…) do chúng tôi (Thích Thanh Từ) chủ trương hướng dẫn. Chúng tôi không theo các tông phái chi nhánh Thiền tông Trung Hoa sau này, như tông Tào Động, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Chúng tôi chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam.

Vài Nét Về Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).

Tránh bỏ phiền não

Chơn Minh sưu tầm &biên dịch

Mọi người trong chúng ta đều muốn sống một cách an lạc và hạnh phúc. Tuy nhiên, ai cũng có lúc bị phiền não, bực dọc ; và những lúc ấy, chẳng những bản thân mình bị bực bội, khổ sở mà cả những người chung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng lây do những cử chỉ, lời nói thiếu hòa nhã của mình. Dĩ nhiên, không ai muốn vậy cả.
1. Thế nhưng tại sao chúng ta cứ tiếp tục bị bực bội, khó chịu, khổ sở…?

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Đừng đi chùa để “đặt cược” với thánh thần!

 Trong làn hương khói nghi ngút, những Ban thờ chật kín, lớp lễ này chồng lên lớp lễ kia, đủ loại xôi, oản, chuối, lợn, gà… Những đồng tiền chẵn, lẻ được cài cắm khắp nơi: chân bát hương, lọ hoa, tay Tượng, thậm chí là… khe cửa… Người ta chen lấn, xô đẩy, cố đến gần Ban thờ hơn để đặt “một chút lòng thành” của mình, để cầu xin một điều gì đó…

Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

Đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Toàn Tập Kinh Sách Của Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Tu tập Phật đạo nói chung và Pháp Hoa tông nói riêng đều phải dựa trên 1 nền tảng không thể thiếu là THIỀN QUÁN.  WebSite của THIỀN VIỆN CHƠN TÂM có đăng đầy đủ bài viết, sách dịch ... rất có giá trị  Hòa thượng Thích Thanh Từ về lĩnh vực này. Hòa thượng Thích Thanh Từ hiện là Viện Chủ Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Đà Lạt - Việt Nam), Hội Trưởng Hội Thiền Học Việt Nam, Chủ Tịch kiêm Hội Trưởng Hội Thiền Học Quang Chiếu và là Trụ Trì Thiền Viện Quang Chiếu.

Kinh Vu Lan Bồn

Nhân lễ Vu Lan, đọc lại Kinh Vu Lan Bồn mà nhiều lúc nước mắt tự chảy ra. Tuy chưa phải là kẻ bất hiếu những ngẫm lại vẫn chưa làm hết bổn phận đối với hai đấng sinh thành. Đăng lại bài viết của Hòa thượng Thích Huệ Duyên để sám hối vậy.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được viết bằng thư pháp lập kỷ lục thế giới

Ngày 9-8, nhận chứng sư của Hiệp hội kỷ lục Thế giới đến chùa Trùng Nguyên, Tô Châu, chứng thực trường quyển thư pháp "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa" (妙法莲华经) của Diệp Triệu Cảnh (叶兆景) - nhà thư pháp nổi tiếng Tô Châu sao chép.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT TRONG SỰ TU HÀNH - HT. Thích Thanh Từ

Đây là lần thứ hai chúng tôi đến đây giảng Phật pháp. Sau lần này, không biết còn có duyên trở lại nữa không, nên hôm nay chúng tôi nói hết những điều cần thiết trong sự tu hành cho quí Phật tử nghe hiểu và ứng dụng tu. Nói về những điều cần thiết trong sự tu hành, ở đây tôi nêu ra hai nghi vấn: 
Nghi vấn thứ nhất, tại sao trong đạo Phật nhất là Phật giáo Việt Nam hiện nay, đa số các chùa dạy tu Tịnh độ, niệm Phật cầu về Cực Lạc dễ tu, mà tôi lại chủ trương tu thiền, khó khăn nhọc nhằn?

ĐẠO PHẬT THỰC TẾ KHÔNG HUYỀN HOẶC - HT. Thích Thanh Từ

Phật giáo tồn tại trong lòng nhân loại đến nay đã trên 2000 năm. Do đâu được như thế? Chính là nhờ Phật giáo nói đúng lẽ thật, đưa con người trở về với sự thật muôn đời, vì vậy có thể nói Phật giáo rất thực tế, không phải huyền hoặc. Đó là đề tài chúng tôi muốn nói với quí vị hôm nay.Tại sao chúng tôi nói đề tài này? Bởi vì đa số người theo đạo Phật, nhất là các vị lớn tuổi không tìm hiểu đúng chánh pháp. Trái lại cứ tin tưởng theo tập quán cổ truyền, do đó đạo Phật không còn thực tế lại trở thành huyền hoặc.



SỰ SAI BIỆT GIỮA PHẬT HỌC VÀ KHOA HỌC - HT. Thích Thanh Từ

Đề tài chúng tôi sẽ trình bày hôm nay là Sự sai biệt giữa Phật học và khoa học. Có thể quí vị cho rằng ai không biết Phật học và khoa học sai biệt. Nhưng sai biệt ở điểm nào, sâu cạn ra sao lại là một vấn đề cần phải thảo luận cho rõ ràng. Để từ đó chúng ta thấy được nếu biết ứng dụng khoa học, Phật học vào cuộc sống sẽ có những lợi ích thế nào.Có nhiều vị nghiên cứu khoa học mà thiếu phần tìm hiểu Phật học, nên họ nói Phật học có vẻ tiêu cực yếm thế.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Sơ Lược Lịch Sử Các Tông Phái Phật Giáo Trung Quốc

Dẫn nhập
Từ Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao Tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc. Đây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc

Vài Suy nghĩ sau khi đọc bài : “Từ “A Mi Đà Phật” lại nghĩ thêm về vấn nạn của Phật giáo VN” cùa tác giả Huệ Minh

Chánh Lập 
(trên Giao điểm online ngày 27/09/2011, http://giaodiemonline.info/noidung_detail.php?newsid=6007)          

Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm của tác giả Huệ Minh và nhiều người khác về việc một số Tăng, Ni sau khi du học ở nước ngoài về đã có những biểu hiện mà chúng ta có thể cho là “lệch chuẩn” : Đi ra ngoài khuôn khổ qui định bởi các bậc tiền bối trong Phật giáo Việt Nam.
     Có những điều chúng tôi đồng thuận với tác giả Huệ Minh và những người viết  khác, nhưng cũng có những vấn đề chúng tôi nghĩ rằng cả Huệ Minh và các vị ấy nên suy nghĩ lại.

Về lập trường của Triết học Phật giáo

Tạp chí Giáo dục & Thời đại số 12 (ra ngày 18/ 3/ 2012) có đăng bài Ngày xuân nói chuyện chữ “TÂM” của tiến sĩ Ngô Thị Lan Anh (Khoa Giáo dục Chính trị trường ĐHSP Thái Nguyên).
Mặc dù tiêu đề là “nói chuyện chữ Tâm” nhưng nội dung bài viết tác giả chỉ bàn đến chữ “Tâm” trong Phật giáo, do vậy, chúng tôi cũng chỉ trao đổi trong phạm vi giới hạn của bài viết, đặc biệt về bản chất lập trường, quan điểm của Triết học Phật giáo.