Tìm kiếm

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Hồn Việt và chất Thiền tại Huyền Không Sơn Thượng - Huế

Chơn Minh
Ở Huyền Không Sơn Thương , nếu có giây phút tĩnh lặng đến vớí bạn, chắc chắn bạn sẽ thấy được Hồn Việt tỏa sáng quanh từng bụi cỏ, khóm hoa, nghe tiếng nói của vườn cỏ đá với bức thư pháp gắn hờ hững trên từng phiến đá, hay xa xa những cặp thư pháp treo lũng lẳng dưới các mái che tạo một không gian đậm chất thiền vừa phủ lên chánh điện vừa tỏa ngát hồn Việt trong Huyền không Thiền Uyển đem lại cho khách thập phương, một cảm giác thanh thản sau những vật vã của cuộc sống vật chất bon chen, bỏ lại sau lưng để trở về trong tĩnh lặng đúng với câu thơ được gắn đâu đó trên khóm trúc “ Cám ơn bạn đã nói cười trong tĩnh lặng ”

Theo chuyến xe lửa SE4 ra đến Huế chiều 28 tết , rồi trên chiếc xe ôm chở tôi chạy ngoằn ngoèo theo con lộ tráng bê tông từ cây xăng 24 trênQL1A dẫn sâu vào rừng thông về thăm chùa Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa Nam Tông mà nghe giới trẻ đất Thần Kinh ca ngợi đầy chất thơ thể hiện qua thư pháp và quang cảnh thiên nhiên ở đây .
Trời đã xế chiều và màu trời xanh xám , lấm tấm vài giọt mưa xuân làm thắm tươi hàng cây trước cổng tam quan nhà chùa có dáng hình cây trúc vàng với cái bảng gỗ xinh xắn:
“ Phong Trúc Am “ , và hai đôi câu đối với nét chữ buông thõng “ Rừng gió vi vu rớt một tiếng chim, sao tĩnh lặng. Khóm trúc xào xạc, rụng vài chiếc lá, động vô thanh “ biếu hiện của sự thư thái , trầm mặc và sâu lắng .
Bước qua chiếc cầu gỗ cong cong, một phối cảnh thanh thoát bày ra trước mắt tôi , ẩn hiện dưới tán cây của khóm trúc vàng bên trái là " Am Mây Tía " với dòng thơ “ Hang xanh mây tiá ẩn cư . Phương này trăng nước thi thư tọa đàm “ nơi ở của sư trụ trì , dưới thềm nghe tiếng nước róc rách chẩy , điểm xuyết vài chú cá vàng bơi lội nhởn nhơ . Xuống một bậc thềm đối diện Am Mây tía về bên phải là khách sảnh với những bàn gỗ kiểu Nhật xếp ngay hàng trên vách thấy treo nhiều bức thư pháp mà nội dung là giáo dục đạo đức về công ơn cha mẹ với nhiều câu thơ cùng con chữ uốn lượn khác nhau . “ Một cõi cõ thơm , thơ núi lặng. Bốn bề mây trắng bút non xanh “ hay"Cha cho gánh chữ ngần vai .Mẹ cho giọt nắng soải dài tuyết đông ". Đường đời vút cánh chim hồng.Lối về chi sá bão dông tình đời " đọc lên nghe thấm thía làm sao .
http://huyenkhongsonthuong.blogspot.com/2010/03/huyen-khong-son-thuong-vao-xuan-canh.htmlNgoảnh mặt lại nhìn lên triền núi cao, thấp thoáng trong ngàn thông, giữa hai khóm hoa cúc rực vàng và một hiên chùa treo đầy hoa lan là ngôi chánh điện , với một lối kiến trúc bình dị mái ngói màu gụ và hàng cột gỗ theo lối kiến trúc Việt cổ , nền nhà lót gạch tàu mầu đỏ láng bóng chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca và 2 bên là hai vị đại đệ tử của ngài Xá lợi Phất và Mục Kiền Liên . Sau lưng tượng Phật là 4 bức thư pháp lớn và hai bình hoa được cắm theo nghệ thuật. Tôi cố ý để tìm ra nét tương đồng trong thiết kế nội thất này .Thấy vắng bóng nét văn vẻ của Bắc Tông hay các nét hoa văn của Nam Tông, (Thái ), hoặc (Miên) . Bất giác chợt nghĩ, mình là người Việt Nam, tại sao lại vọng ngoại nhỉ lại chối bỏ những cái hay cái đẹp của mình để lấy hay bắt chước cái hay của người
Ở Huyền Không Sơn Thương , nếu có giây phút tĩnh lặng đến vớí bạn, chắc chắn bạn sẽ thấy được Hồn Việt tỏa sáng quanh từng bụi cỏ, khóm hoa, nghe tiếng nói của vườn cỏ đá với bức thư pháp gắn hờ hững trên từng phiến đá, hay xa xa những cặp thư pháp treo lũng lẳng dưới các mái che tạo một không gian đậm chất thiền vừa phủ lên chánh điện vừa tỏa ngát hồn Việt trong Huyền không Thiền Uyển đem lại cho khách thập phương, một cảm giác thanh thản sau những vật vã của cuộc sống vật chất bon chen, bỏ lại sau lưng để trở về trong tĩnh lặng đúng với câu thơ được gắn đâu đó trên khóm trúc “ Cám ơn bạn đã nói cười trong tĩnh lặng ”
Có đến chùa và rong chơi trong u tịch ta mới cảm nhận được tiếng nói của cỏ cây hoa lá, tiếng thì thầm bên tai của gió núi và triết lý của một cuộc sống với tâm bình theo Phật giáo đang ngắm dần vào đến từng thớ thịt và dòng máu Việt trong ta.
Đôi lúc bâng khuâng tự hỏi

“ Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh ” ơi ! Sư có điều gì muốn nói lên với thế hệ đương đại và thế hệ con cháu mai sau qua mô thức của ngôi già lam Huyền Không Sơn Thương này. Đây có phải là một mô thức cần nhân rộng không ? 
Nếu dân tộc ta tự hào với bốn ngàn năm văn hiến và sẽ cảm thấy hãnh diện thêm khi thâm nhập một nếp sống tâm linh Phật Giáo đậm đà hồn Việt và chất thiền để nhớ lại một thời hoàng kim vang bóng nhà Lý ( Thời Lý công Uẩn ) , nhà Trần mà Phật Hoàng Trần nhân Tôn đã xướng họa

Mô hình Chùa Việt hòa quyện vẻ thanh thoát, tĩnh lặng, mát mẻ của thiền này thiết tưởng là hai yếu tố tâm linh đầy giá trị nhân văn mà trụ trì các chùa cả nước và ngay cả Chùa Việt ở nước ngoài cần tham khảo và học tập, hầu hạn chế những ảnh hưởng văn hóa phương Bắc thời phong kiến đô hộ mà về một phạm trù nào đó không thích hợp với tâm sinh lý của dân tộc Việt .
Xin mượn một dòng thư pháp chất thiền 


Ta chừ trở gót phiêu du .


Thăm vườn thiền hiểu xuân thu kiếp người .

Thấy hoa nguyên vẹn nụ cười .

Thấy ta cát bụi phủi rơi ít nhiều .

và một khổ thơ chúc xuân của ngài trên vách núi thấm đẫm hồn việt để thay cho đoạn kết:

chúc cho rừng núi an bình .
chúc cho giun dế hữu tình hòa ca .
chúc cây , chúc cỏ chúc hoa .
chúc đời ít khổ , chúc ta nụ cười .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét