Tìm kiếm

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Đạo Tràng Pháp Hoa Q. 9 - hoằng pháp tại Trà Vinh

 Đạo Tràng Pháp Hoa Chúng A-Nan Q.9 với phương châm thực hành “Tứ Hoằng Thệ Nguyện: Thọ trì, đọc tụng, quảng tuyên và học nhân hạnh Pháp Hoa Kinh”, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hòa Thượng Tôn Sư thượng Trí hạ Quảng. Phật Tử Hoa Đạo phát nguyện cùng chư huynh đệ đồng hạnh đồng nguyện, dấn thân đem ánh sáng Phật pháp, đặc biệt là “Pháp Hoa Bổn Môn Kinh”, đi vào cuộc đời, vào những vùng sâu vùng xa, nơi người dân chưa đủ duyên tiếp cận ngọn đèn chánh pháp, đoàn đã thực thi việc làm mang an vui và Phật pháp đến với những người dân trong suốt nhiều năm qua ở khắp các tỉnh thành.

Vào 3g30 sáng ngày 07-09 năm Tân Mão, xe bắt đầu lăn bánh trong đêm khuya tĩnh mịch, trên xe với những kiện hàng đầy ắp và những gương mặt vui tươi hớn hở của gần 40 phật tử, đặc biệt trong mỗi chuyến đi của Đạo Tràng Pháp Hoa Q.9 có chư vị giảng sư đi cùng, lần này có Đại Đức Tiến Sĩ Thích Nguyên Hạnh, ủy viên thường trực Ban Hoằng pháp trung ương và giảng sư Thành Hội TP.HCM đồng hành với đoàn trong chuyến đi.
Hành trang tư lương và mục tiêu chính của hành giả Pháp Hoa Chúng A-Nan Q.9 và của chư vị giảng sư là muốn: “Nghiêng vai gánh đạo vào đời – Cho đời tỏ ngộ, ta người đồng tu”.
Đoàn đặt việc “Đọc tụng Pháp Hoa Bổn Môn Kinh” đưa lên hàng đầu, đi kèm chút tinh tài, tịnh vật thể hiện lòng Từ Bi của người con Phật và được xem là “những đóa hoa tâm luôn sống vì mọi người”, từng bước noi theo đấng Thế Tôn, vừa tu vừa thực hành hạnh lợi tha, họ đến với những ngôi chùa còn đang gặp khó khăn cả về vật chất lẫn phương diện hành đạo, nhằm làm sáng tỏ giá trị việc “Thọ Trì Đọc Tụng” 7 phẩm Pháp Hoa Bổn Môn Kinh, đồng thời nói rõ bổn phận trách nhiệm đời sống của người cư sĩ tại gia cần phải làm, để họ đi đúng lời Phật dạy là : 
  1.  Học Phật pháp: Để biết phương pháp hành trì tu tập.
  2.  Thực hành chánh pháp: Vừa tụng đọc Pháp Hoa, vừa quảng tuyên Pháp Hoa, vừa đem an vui vật chất, tinh thần đến với mọi người gọi là “Hành Bồ Tát Đạo”.
  3.  Hộ trì chánh pháp: Đạo Tràng Pháp Hoa dốc hết tâm lực, nguyện lực và phương tiện lực về tài vật của chính mình và tha lực chư Phật, thần lực bất khả tư nghì của Pháp Hoa Bổn Môn. Đây là việc làm chính yếu của chư vị giảng sư, đồng hành cùng với hành giả Pháp Hoa.
Chuyến đi Trà Vinh lần này đi 2 huyện: Trà Cú và Cầu Ngang, dự tính đã chuẩn bị 6 chùa nhưng phát sinh lên 8 chùa, tổng kinh phí gần 50 triệu để cúng dường Tam Bảo và 150 quà Từ Thiện cho người nghèo, mỗi phần trị giá: 150.000 đồng, và kinh sách bằng đĩa, báo giác ngộ. Đến mỗi chùa Đại Đức Nguyên Hạnh còn giúp món ăn tinh thần cho mọi người hiểu và ứng dụng lời Phật dạy qua các đề tài “ Tuổi Xuân Qua Mau”, “Trở Về Mái Chùa”, “Làm Sao Về Tây Phương”, “Giữ Mãi Kiên Trì”.
Tại trạm cuối chùa Vĩnh Phước có nhiều ấn tượng khó quên cho đoàn. Mặc dù đoàn Pháp Hoa Q.9 đến bất cứ nơi nào cũng với lòng thiết tha cầu thần lực Pháp Hoa Kinh của Chư vị trụ trì, nên Chư Tôn Đức Tăng Ni và phật tử tiếp đón trong niềm hân hoan và đầy khao khát, nhất là khi nghe giọng oanh vàng của cô chúng trưởng Hoa Đạo đi vào lòng người, khiến cho ai nghe đều phải bị cuốn hút và bất động tâm trước ngoại duyên. Âm vang của Pháp Hoa Kinh tỏa ra năng lực từ trường đi vào thế giới vô hình của Chư Phật Bồ Tát và chính lực cảm tâm này mà nhiều người được tăng trưởng công đức, thêm an lành trong cuộc sống. Có một điều rất lạ sau mỗi chyến đi,, Hoa Đạo thường nhận những cuộc điện thoại vui mừng háo hức báo tin, khi đoàn Pháp Hoa đến tụng kinh, Phật tử quy tụ về chùa tu tập rất đông v.v… Đây chính là động lực khiến cho tất cả hành giả Pháp Hoa Chúng A-Nan Q.9, dù tuổi già hay mọi thành phần mọi lứa tuổi, đã quên cả khuya sớm, mệt nhọc, làm việc liên tục suốt ngày: Tụng Kinh, nghe pháp, giao lưu phát quà, nhưng tất cả mọi người rất vui và sung sướng, luôn có sự mong đợi chuyến kế tiếp.
Vì sao chúng tôi nói: Tại chùa Vĩnh Phước có những kỷ niệm khó quên cho đoàn. Vì nơi đây được xem như là nơi quy tụ của những hành giả Bổn Môn Pháp Hoa, 

 




 
   
    Gần 16g ngày 08 tháng 09 năm Tân Mão, xe rời chùa Vĩnh Phước trở về TPHCM. Bấy giờ, Người trên xe kẻ dưới đất vẫy tay nhau dù chưa một lần quen biết hay nhưng gặp nhau và chia tay trong lưu luyến, mong mỏi có ngày gặp lại.cho đến khi xe khuất dạng. Tuy tất cả mọi người đều rất mệt sau 2 ngày làm việc liên tục, nhất là Đại Đức Thích Nguyên Hạnh và Hoa Đạo, Thầy đang không được khỏe, vì thời tiết nhưng khi lên pháp tòa của các chùa giảng liên tục, tiếng rống sư tử đã phá tan mệt mỏi tự thân và thính chúng, đưa mọi người trở về thực tại, uy đức, tâm lực, nguyện lực của Đại Đức, từng âm vang nhẹ nhàng đi vào lòng thính chúng. Với từng chủ đề khác nhau, khế cơ tùy xứ cho từng hội chúng, chung quy nhắc nhở mọi người khi đến với Đạo, tức đang xây dựng ngôi nhà tâm linh cho chính mình, cần phải kiên trì tinh tấn liên tục nỗ lực đào giếng cho đến khi thấy nước ( tức là người hành giả Pháp Hoa cần thực hiện 5 điều:  1. Tâm an lạc.   2. Tướng hảo sanh.   3. Phước báo sanh.  4. Trí tuệ sanh.   5. Quyến thuộc Bồ Đề tăng trưởng ). Sau đó, hành giả cố gắng tinh tấn tu tập, tạo phước báu và ngày đêm dọn rửa phân nhơ:  Tham – Sân – Si để biến nhân gian thành thế giới Tịnh Độ, sử dụng xứng đáng thời gian, tiền của và kiếp người, sống thật hữu ích cho Đời và Đạo, đừng để tuổi trẻ (hay kiếp người ) đi qua mà chúng ta chưa làm được gì. Nếu mọi người đều làm được như thế mới gọi là: “Người biết sống”, người ấy dù sống hay chết không còn bận lòng. Đặc biệt, hành giả Pháp Hoa họ hiểu rất rõ mục tiêu và việc làm của mình là: Dù họ có vãng sanh Tịnh, họ vẫn nguyện vào Ta bà tiếp tục làm hành giả Pháp Hoa đi vào cuộc đời, làm lợi ích an vui cho cuộc đời, đúng như câu ngạn ngữ: “Hãy tắm ướt đời mình trước khi dòng lệ cạn – Hãy sống hết lòng mình trước khi dòng đời khép kín”.

                                                                                                                                                                              ĐTPH Q. 9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét