Trích trong PHẬT HỌC PHỔ THÔNG của Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Không
phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời
gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ
đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hòan cảnh khác nhau đều có thể thích
hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát-triển được về bề sâu cũng như bề
rộng.
Riêng
ở Trung Hoa, Ðạo Phật đã có chia mười tôn phái. Trong mỗi tôn phái đều có đặc
điểm riêng, nhưng không bao giờ vượt ra ngòai giáo pháp của Phật cả. Những tôn
phái này cũng như những con đường khác nhau,có đường thẳng đường cong,đường cao
đường thấp, đường rộủng đường hẹp, nhưng con đường nào cũng đưa đến một mục
đích chung cả. Hành giả tùy theo trình độ, trí thức, khả năng, sở thích riêng
mà lựa chọn con đường nào thích hợp với mình nhất để tu tập. Có như thế thì sự
tu hành mới chóng có kết quả.
Mười
tôn phái ở Trung Hoa là: Luật tôn, Tịnh độ tôn, Thiền tôn, Pháp tướng tôn, Mật
tôn, Thiên thai tôn, Hoa nghiêm tôn, Tam luận tôn, Câu xá tôn và Thành thật
tôn.
Trong
10 này, Câu xá tôn và Thành thật tôn chủ trương về Tiểu Thừa; Luật tôn và Thiền
tôn thông cả Ðại và Tiểu Thừa, còn 6 tôn kia thuộc về Ðại Thừa.
Nghĩa
lý của các tôn rất mầu nhiệm kinh điển cũng rất nhiều, muốn hiểu cho thấu đáo,
cần phải chuyên môn nghiên cứu, công phu trong nhiều năm.trong phạm vi của khóa
Phật học phổ thông này, chúng ta không thể đi sâu vào mỗi tôn được. Ơí đây,
chúng ta chỉ nên biết qua đại khái về giáo lý và làm quen với danh từ các tôn
ấy, để có chổ nhập môn mà thôi. Sau này, khi học cao hơn,chúng ta sẽ đi sâu vào
từng tôn phái một và sẽ tùy theo căn cơ sở thích của mình mà lựa một trong những
tôn ấy để tu hành.
A.-
LUẬT TÔNG
I.- Duyên Khởi Lập Tông
Tôn
này dùng luật làm chỗ căn cứ nên gọi là Lụât tôn. Ðức Phật khi còn tại thế, tùy
căn cơ, tùy hòan cảnh mà chế ra nhiều lọai giới luật để răn dạy đệ tử, hóa độ
chúng sinh. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, các đệ tử của Ngài,như Ngài Ưu-Ba-Li là
vị tinh thông về giới luật đứng trên pháp tọa trong kỳ kết tập kinh điển lần
thứ nhất, đã tụng đọc lại những giới luận mà Ðức Phật đã chế ra. Lần kết tập
này chưa biên chép thành kinh điển, nên Ngài Ưu-Ba-Li phải đọc đi đọc lại đến
80 lần, đến nỗi mỗi người trong hội đều thuộc lòng. Do đó, mới có tên là”Bát
thập tụng luận “. Về sau,tuần tự theo thời gian, nguyên thủy Phật giáo lần hồi
chia ra làm nhiều nhánh, hay bộ phái. Mỗi bộ phái đều theo một bộ lụât riêng.
Trong số các bộ luật này, bộ được nói đến và áp dụng nhiều nhất là các bộ: Thập
tụng, Tứ phần, Tăng kỳ, Ngũ phần.
Những
bộ luật này được truyền sang Trung Hoa và được phiên dịch ra Hán văn. Ðến đời
Ðường, Ngài Trí Thủ luật sư chú giải các bộ ấy, và đệ tử của Ngài là Ðạo Tuyên
luật sư, nhận thấy trong các bộ ấy,bộ luật Tứ phầìn làthích hợp căn cơ người
Trung Hoa, nên đã căn cứ vào luật này để lập ra Luật tôn.Ngài Ðạo Tuyên là
người ở Chung nam sơn, nên người đời gọi tôn này là ” Chung nam sơn” để phân
biệt với các Luật tôn khác, như của các Ngài Pháp Lệ bên phái Hữu tướng bộ,hay
Ngài Hoài Tố ở Ðông pháp.
Trong
các Tôn này, chỉ có Luật tôn của Ngài Chung nam sơn là thịnh hành hơn hết và
được truyền bá cho đến bây giờ, vì nó trung hòa cả Ðại Thưà lẫn Tiểu Thừa.
II.-Tôn
Chỉ Và Ðặc Ðiểm Của Luật Tông
Phàm
một tổ chức, một công viếc gì đúng đắn cũng đều phải tuân theo những quy luật
nhất định. Hơn tất cả, sự tu hành lại càng phải tuân theo những giới luật
nghiêm minh. Như chúng ta đã biết trong phần giáo lý căn bản, nghiệp là động
lực chính của vũ trụ nhân sinh.Nghiệp định đoạt tất cả đời sống chúng ta.
Nghiệp có ba loại: Nghiệp của hành động, nghiệp của lời nói và nghiệp của ý
nghĩ. Nếu những nghiệp ấy được thanh tịnh, không tạo ra các điều ác, thì ta
không thọ quả báo sinh tử luân hồi. Không có quả báo sinh tử luân hồi thì tất
nhiên là được giải thoát. Muốn các nghiệp được thanh tịnh thì ta phải giữ gìn
giới luật, chính là một phương pháp tu hành trong nhiều phương pháp mà Phật đã
chia ra. Phương pháp này rất thiết thực và rất hiệu nghiệm đối với Phật tủ
chung ta:
-Giữ
giớ không sát nhơn hại vật, hiện người không làm người hung dữ, khỏi bị tù tội,
về sau khỏi bị đọa trong ba đường dữ là địa ngục, ngạ quỷ,súc sinh, và khỏi bị
người giết haị, đó là tu.
-Giữ
giới không trộm cướp thì hiện thời làm người lương thiện khỏi bị giam cầm siềng
xích, đời sau không mắc quả báo,bị người giựt của cướp nhà, đó là tu.
-Giữ
giới không tà dâm, hiện thời thành người tốt, gia đình mình và người không bị
rầy rà, đánh đập, khổ sở vì ghen tương, đó là tu.
-Giữ
giới không nói dối, không nói láo xược, thèo lẽo, thêm bớt, đâm thọc, không nói
hung ác và thô tục, thì không bị người khinh khi, lại được sự kính trọng, đó là
tu.
-Giữ
giới kghông cờ bạc, hút xách, rượu chè, thì khỏi mất tiền, thiếu nợ, khỏi say
sưa, làm điều tội lo0õi và khỏi bị người khinh bỉ, trí tuệ tăng trưởng, đo là
tu.
Nói
một cách tổng quát, giữ một giới là ngăn ngừa được một điều tội lỗi,và thêm
được một điều lành; giữ nhiều giớ là ngăn ngừa được nhiều điều tội lỗi và thêm
được nhiều điều lành. Bởi thế, nên giữ giới luật làphương pháp tu không xa thực
tế và rất cần thiết cho các Phật tử cầu đạo giải thoát.
Nhờ
giữ “giới luật” không làm các việc tội lỗi, nên tâm được “định”; do tâm định
nên phát ra”trí huệ sáng suốt”. Nhờ có trí huệ sáng suốt nên phá trừ được vô
minh si ám, và được minh tâm kiến tâm thành Phật.
Người
tu tại gia có giữ giới, mới thành Phật tử chơn chính. Người xuất gia thọ
Sa-di,có giữ giới mới phải là chơn tu. Thầy Tỳ-kheo có giữ giới mới phải là
Tỳ-kheo thanh tịnh. Bồ Tát có giữ giới mới phải là chơn Bồ Tát. Bởi thế nên
trong ba món vô-lậu học (giới,định,huệ ), “giới” đứng đầu tất cả.
Tôn
này sỡ dĩ lập ra là nhằm vào lợi ích thiết thực và chín chắn của giới luật, như
đã trình bày ở trên.
III.- Các
Loại Giới Luật
Giới
luật có nhiều lọai từng bậc,tùy theo căn cơ, tùy theo giới tu sĩ, tùy theo sự
phát nguyện của kẻ tu hành mà áp dụng. Nhưng nói một cách tổng quát thì giới
luật có thể phân chia làm hai lọai lớn là: Giới lụât của Ðại Thưà và giới luật
của Tiểu Thừa.
-Những
giới luật nào có tánh cách tiêu cực, tự lợi, chỉ có mục đích chính là tránh tội
lỗi cho riêng mình là thuộc về giới Tiểu Thừa. Tất nhiên trong khi giữ giới cho
riêng mình, thì người khác cũng được lợi như giữ giới không trộm cướp, thì mình
được lợi là kềm giữ lòng tham,mà người khác cũng đượclợi là khỏi phải bịcái khổ
vì tiếc của đã mất. Mặc dù thế, giới không trộm cướp cũng chỉ liệt vào giới
Tiểu-thừa, vì trong khigiữ giới, mục đích chính, trực tiếp là giữ cho mình; còn
cái lợi cho người chỉ ảnh hưởng gián tiếp của giới ấy. Những giới như: Ngũ giới
(5 giới do Phật chế cho người tại-gia), Bát-quan-trai giới (8 giới Phật chế cho
người tại gia-tập sống như người xuất gia), Sang-di giớivà Sang-di-nhiều giới
(10 giới Phật chế cho người mới xuất gia), Thức-xoa (6 điều nữ học giới),
Tỳ-kheo giới (250 giới), và Tỳ-kheo0nhiều giới (348 giới) là những giới thuộc
về phái Tiểu-thừa.
Những
giới luật nào có tánh cách tích cực, nhám vào mục đích lợi tha hơn tự lợi tì
thuộc về Ðại-thừa giớ. Những giới thuộc về Ðại-thừa giới như 10 giới trong 48
giới khinh của Bồ Tát, Tam-tụ tịnh giới (gồm có: Nhiếp-luật-nghi giới là giới
không làm việc ác, Nhiếp-Thiện-Pháp giới là giới làm việc lành, Nhiêu-ích
hữu-tình giới là giới làm ích lợi cho chúng sanh, như làm các việc có tánh cách
từ thiện xã hội v.v..).
Nếu
đứng về phương diện hành trì mà phân loại, giới-luật có thể chia làm hai phần
lớn: một phần thuộc về chỉ trì, nghĩa là ngăn đứt ác nghiệp, một phần thuộc về
tác trì, tức hành động theo thiện-nghiệp.
1.-Về
chỉ trì: có hai bộ giới bổn:
a.-Tỳ-kheo
giới bổn,
gồm có 250 giới, chia làm 8 loại là:
1.- Ba-la-di (4 giới), 2.-Tăng-tàng (13 giới),
3.-Bất-định (2 giới), 4.- Xã-đọa (30 giới), 5.- Ðơn-đọa (90 giới), 6.-
Ðề-xà-nhiều (4 giới), 7.- Chúng-học (100 giới), 8.- Diệt-tránh (7 giới). Hai
trăm năm mươi giới này có thể chia làm tám loại (ngũ thiên), sáu loại (lục tụ)
hay bảy loại (thất tụ).
b.-Tỳ-kheo-nhiều
giới bổn
(giới của Tỳ-kheo-nhiều gồm có 348 giới, chia làm 7 loại là:
1.-Ba-la-di
(8 giới), 2.- Tăng-tàn (17 giới), 3.-Xả-đọa (30 giới), 4.-Ðơn-đọa (178 giới),
5.-Ðề-xà-nhiều (8 giới ), 6.-Chúng-học (100 giới), 7.-Diệt-tránh (7 giới). Ba
trăm mươi bốn tám giới này, có thể chia là bảy loại như trên, nhưng củng có thể
làm tùy nghi chia làm năm loại, sáu loại ,bảy loại như bên tăng (1).
Giới
Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-nhiều trên này gọi là Cụ-túc giới, nghĩa là những giới đem
lại cho người thọ vô lượng giới-hạnh, phước đức. Nhưng 250 hay 348 giới, chưa
phải là nhiều. Ðó chỉ là giới tóm thâu những giới-luật chính, làm giềng-mối cho
sự trì phạm mà thôi. Nếu kể cho hết giới-luật thì về “lượng” sánh đồng
hư-không, về “cảnh” lại nan khắp cả pháp-giới. Nếu kể về bậc trung, thì bên
tăng có đến 3.000 oai nghi, 80.000 tế-hạnh; bên Ni có đến 80.000 oai-nghi và
120.000 tế-hạnh.
Vì
sao Phật lập ra nhiều giới-luật như thế?
-
Vì mỗi một giới là ngăn ngừa tội lỗi, mà con người chúng ta là phàm phu, từ tâm
niệm cho đến hành vi, có không biết bao nhiêu điều tội lỗi, nên phải có vô số
giới luật để ngăn ngừa.
2.-
Về tác trì, gồm có 20 kiền-độ.
Kiền
độ nghĩa là phẩm loại, điều luật (Khanda).
20
Kiền độ là:
-
Thọ giới Kiền độ
-
Thuyết giới Kiền độ
-
An cư Kiền độ
-
Tứ tự Kiền độ…
Sự
chia ra chủ trì và tác trì là cốt lõi dễ phân biệt trong khi giữ giới, chứ thật
ra nói một cách rốt ráo thì trong ”chỉ” có ”tác”, trong ”tác” có ”chỉ”, không
thể nói một cách dứt khoát được.
(1) Chúng
tôi chỉ giới thiệu những danh từ của các giới luật tăng, ni chứ không nói rõ
hơn, vì theo luật Phật, người thọ giới ở cấp bực nào thì chỉ biết giới luật của
cấp ấy mà thôi.
IV.-Các
Danh Từ Và Phương Pháp Thực hành
Như
chúng ta đã thấy ở trên, giới-luật của Phật chế ra rất nhiều; do đó, danh từ
chuyên môn và cách thức giữ giới cũng rất phức tạp. Vậy muốn giữ giới được kết
quả, trước tiên phải biết những điều sau đây:
1.Sao
gọi là ”danh, chủng, tánh, tướng”?.
a.-Danh
là tên (danh từ) nghĩa là tên chỉ mỗi giới, như giới bất sát sinh, giới bất
thâu đạo.v.v…
b.-
Chủng là chủng loại, hay nhóm; như chúng ta đã thấy ở phần chia các giới của
Tăng, Ni: Ba-la-di, Tăng tàng.v.v..
c.-Tánh
là tâm tánh, là tánh chất ở bên trong; như người giữ giới, trong tâm niệm không
nghĩ tưởng đến việc sát, đạo, dâm, vọng.v.v.. hoặc thấy người phạm giới cũng
không sanh tâm vui mừng hay liên tưởng đến. Giữ gìn tâm tánh ở bên trong được
thanh tịnh như vậy, gọi là ”giới tánh”.
d.-
Tướng là hình tướng ở bên ngoài; như bên trong đã không nghĩ đến sát sanh, trộm
cướp (tánh giới) .v.v.. mà bên ngoài cũng không làm những điều ác ấy, gọi là
”giới tướng”.
Tóm
lại, mỗi khi phạm một điều tội lỗi, người giữ giới phải biết tội ấy là gì
(danh), sát hay đạo .v.v..? thuộc về loại nào (chủng), Ba-la-di hay Tăng
tàng.v.v..? thuộc về nội tâm (tánh) hay ngoài thân (tướng)? Và cuối cùng hành
giả phải biết tôi ấy, theo luật phải trị phạt thế nào mới được thanh tịnh?
2.-
Sao gọi là ” khai, giá, trì, phạm ”?
a.-
Khai là mở, cho làm.
b.-
Giá là cấm, không cho làm.
Như
khi Phật còn tái thế, Ngài cấm các vị Tỳ Kheo leo lên cây, đó là ”Giá” . nhưng
về sau cóvị Tỳ Kheo đi vào rừng, bị ác thú rượt, Ngài không dám leo lên cây để
tránh, vì sợ phạm giới, và cuối cùng bị ác thú hại. Từ đó, Phật dạy: ”nếu có
duyên sự thì được leo cây”, như thế gọi là ”Khai”.
Một
thí dụ thứ 2: người Phật tử phải giữ giới không uống rượu. Ðó là ”Giá”. Nhưng
khi bị bịnh nặng, nếu cần rượu để hòa với thuốc, uống mới lành bệnh, thì tạm
được dùng. Ðó là ”Khai”. Nhưng trước khi uống, phải bạch với chư tăng.
c.-
Trì là giữ gìn; như khi đã thọ giới rồi mà giữ gìn cho được thanh tịnh thì gọi
là ”Trì”.
d.-
Phạm là vi phạm; như đã thọ giới rồi mà không giữ gìn giới thì gọi là ”Phạm”.
Tóm
lại, trong khi tu hành giữ giới-luật, hành giả luôn luôn quan sát mỗi hành vi
hàng ngày của mình xét xem một cách sáng suốt, thế nào là ”Trì”, thế nào là
”Phạm”; trong trường hợp nào, và giới nào được ”Khai”; Trong trường hợp nào, và
giới nào không được ”Khai”.v.v.. nói một cách tổng quát khi đã thọ giới rồi thì
phải ”Trì”. Nếu không ”Trì” mà ”Phạm”. Tuy thế nếu vì lòng từ bi, vì lợi ích
chung, hay vì trí huệ thúc đẩy, thì có thể ”Khai” mà không phạm tội. Nhưng nếu
vì tâm nhiểm ô, vì phiền nảo thúc đẩy mà ”Khai” là ”Phạm”.
3.-Sao
gọi là ”chỉ trì, tác phạm và tác trì chỉ phạm”?
a.-
Chỉ trì là nói về phương diện các điều ác, quyết giũ gìn không gây tội lỗi.
b.-
Tác phạm là nói về phương diện các điều ác, đáng lẽ phải giữ gìn, mà lại không
giữ được, cho nên phải phạm tội lỗi.
c.-
Tác trì là nói về phương diện các điều thiện, cần phải làm, là phạm giới.
d.-
Chỉ phạm là nói về phương diện các điều thiện, nếu đình chỉ không làm, là phạm
giới.
Thí
dụ: về tội ăn trộm, nếu không làm là chỉ trì, nếu làm tác phạm. Trái lại, về
hạnh bố thí, nếu làm là tác trì, nếu không làm là chỉ phạm.
4.-
Sao gọi là ” tánh tội và giá tội, hay tánh giới và giá giới”?.
a).
Tánh tội là tội sẳn có trong bảng tấn chúng sanh, như sát, đạo, dâm, vọng. Bốn
tánh này có sẳn trong tâm tánh chúnh sanh từ vô thỉ đến nay, hể có chúng sanh
lá có chúng nó. Mỗi người, không cần ai dạy bảo, không cần học tập, mà ai cũng
đều biết sát, đạo, dâm, vọng. Vì thế cho nên gọi là tánh tội.
b).
Giá tội là tội không sẵn có trong bản tấn nhưng do hoàn cảnh, do tập nhiễm mà
phát sinh; như tội uống rượu chẳng hạn. Nói một cách tổng quát, ngoài bốn tánh
tội là sát, đạo, dâm, vọng, còn bao nhiêu tội khác là giá tội cả.
c).
Tánh giới là để ngăn ngừa bốn tánh tội là sát, đạo, dâm, vọng. Giới này rất
quan trọng, nhưng củng rất khó giữ. Giữ được bốn giới này thì sư tu hành tất sẽ
kết quả và con đường giải thoát chắc chắn sẽ chờ đón hành giả.
d).
Giá giới là giới để ngăn ngừa tội lỗi do hoàn cảnh là huân tập mà phát sinh.
Những giới này ít quan trọng hơn tánh giới nói trên. Nhưng muốn giữ được tánh
giới một cách ít khó khăn, phải cần giữ giá giới. Như người muốn đốn cây lớn,
trước tien phải chặt ngành ngọn; như người dùng binh giỏi, trước khi muốn chiếm
một đô thị lớn, phải ngăn chặn các con đường đi vào đo thị ấy.
V.-Kết
Luận
Như
chúng ta đã rỏ, mục đích của gióa pháp mà Ðứủc Phật chỉ bày cho chúng ta là để
được minh tâm, kiến tánh, và thành Phật. Tất cả các tôn phái, mặc dù có chủ
trương và đặc điểm khác nhau, nhưng mục dích cuối cùng đều là một: Giác-ngộ và
thành Phật.
Luật
tôn củng không đi ra ngoài mục đích trên, mặc dù phương pháp có khác phần nhiều
các tôn khác thì phải hiểu rồi mới tu; Luật tôn trái lại chủ trương; hãy tu đi
rồi sẽ hiểu, hảy giữ gìn giới luật phải nghiêm chỉnh, thì tâm sẽ định tĩnh,
thanh tịnh; tâm đa thanh tịnh thì trí huệ sẽ sáng suốt, chân tâm sẽ hiện bày,
Phật tánh sẽ phát lộ.
Thật
là một chủ trương rất thiết thực, mà kết quả lại chắc-chắn ! những kẻ học rộng
biết nhiều mà không giữ giới củng chẳng khác gì trước gió, có thể sáng lắm,
nhưng không biết sẽ tắt khi nào. Trái lại kẽ học ít biết hẹp mà giữ giới một
cách chân thần, thì củng như ngọn đèn có ống khói, khi mới thắp thì lu, nhưng
không tắt thì càng cháy lâu cáng sáng tỏ.
Vì
những lí lẽ trình bày ở trên, Luật tôn đều phải thích hợp với mọi căn cơ, nhất
là với những căn cơ chậm lụt. Ơí đời chúng ta thường thấy phần nhiều những
người có căn trí lanh lẹ, hiểu nhanh biết lẹ, nhưng vì hay ỷ sức mình , không
chịu đặt mình vào khuôn phép kỷ luật, nên cuối cùng, chẳng thu hoạch được kết
quả gì tốt đẹp cả. Trái lại, những kẻ có căn trí tầm thường, nhiều khi chậm lụt
nữa , nhưng lại dễ thành công trên đường đời củng như trên đường đạo, vì họ
biết thủ phận chịu khó khép mình vào kỷ luật, không tự mãn, tự cao. Những đệ tử
của Phật, có ai có một địa vị xã hội hà tiện (đi gánh phân ) và một căn trí
thấp thỏi như Ngài Ưu-Ba-Li !Thế mà Ngài Ưu-Ba-Li lại trở thành một đệ tử của
Phật, đã thành một bậc hiền thánh, chỉ vì đã nghiêm trì giới luật! Ch úng ta
đây, địa vị xã hội và căn trí chắc chắn không kém Ưu-Ba-Li, lẻ nào chúng ta không
thu hoạch được thành quả tốt đệp như Ngài , nếu chúng ta củng tập nghiêm trì
giới-luật như Ngài .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét