Tác giả: Viên Minh
CÓ AI TIN
Thị giả của Phật Tổ Thích Ca là
Ngài A-nan được lịnh xuống trần xem thời mạt pháp như thế nào. Chẳng bao lâu,
Ngài đã trở về trình bạch:
- Bạch Đức Thế Tôn! Hình như sau khi thế Tôn nhập diệt, ở dưới trần còn có nhiều Phật khác xuất hiện.
- Bạch Đức Thế Tôn! Hình như sau khi thế Tôn nhập diệt, ở dưới trần còn có nhiều Phật khác xuất hiện.
- A- nan, sao con lại nói vậy?
- Bạch Thế Tôn! Thứ nhất là có nhiều hình tượng Phật diện mạo khác nhau, dĩ nhiên là khác xa Thế Tôn, được thờ cúng khắp nơi. Hai là có nhiều kinh điển, pháp môn đều nhận là giáo lý của Thế Tôn nhưng khác xa giáo pháp mà con đã được nghe và thuộc nằm lòng do chính Thế Tôn thuyết giảng. Ba là có rất nhiều tông phái khác nhau tự xưng là truyền thừa chính thống từ Thế Tôn, nhưng hoàn toàn mâu thuẫn với nhau… Chính vì vậy, con chắc rằng có nhiều Phật đã xuống trần sau khi Thế Tôn nhập diệt.
- A-nan, chớ có nói vậy. Sau Như Lai, chỉ có Phật Di-Lặc mà thôi. Nhưng Bồ Tát Di-Lặc chưa đến thời giáng thế. Vậy nếu có ai xưng Phật, chắc chắn là Phật giả. Con mau xuống trần đính chính kẻo chúng sanh lầm lạc.
- Bạch Thế Tôn! Con không thể đi được, vì từ lâu họ đã gán cho con là tiểu thừa rồi, chẳng còn ai tin con nữa!
- Thôi A-Nan, thời mạt pháp nghiệp dĩ như vậy thì cứ là như vậy.
Lời góp
ý:
Giáo pháp của Đức Bổn Sư
Thích ca Mâu Ni được chính Ngài tiên tri là trải qua ba thời kỳ trước khi hoại
diệt. Thời kỳ đầu là thời Chánh Pháp (khoảng 500 năm), sau đó đến thời Tượng
Pháp(khoảng 1000 năm), và cuối cùng là thời Mạt Pháp (cho đến khi hoại diệt).
Chánh Pháp ví như thân gốc, Tượng Pháp ví như những cành lớn và Mạt Pháp ví như nhiều nhánh ngón nhỏ của cây. Những cành lớn trông giống như thân gốc, nhưng không phải là thân gốc nên gọi là Tượng (tương tự). Nhánh ngọn chia phân sai biệt từ những cành lớn nên gọi là Mạt (ngọn).
Nhánh ngọn càng ngày càng chi lý làm cho cành lá sum suê rồi đâm ra quên gốc, tưởng mình là quan trọng đệ nhất, nên không những khinh chê nhánh ngọn khác mà còn khinh chê cả thân gốc vốn hàng ngày âm thầm cung cấp nhựa sống cho mình.
Những nghệ nhân chơi cây kiểng thường cắt bớt những nhánh ngọn dư thừa để bảo toàn gốc rễ. Nhà vườn cũng thường tỉa bớt những cành nho cành táo để nhựa tập trung đơm hoa kết trái.
Nhánh lạ làm cho cây sum suê, nhưng đồng thời cũng làm cho cây bị tổn hại. Vì vậy, nếu nhánh lạ biết rõ thân phận và sứ mạng của mình để bớt tự kiêu ngã mạn đi một tí thì tốt đẹp biết chừng nào!
Chánh Pháp ví như thân gốc, Tượng Pháp ví như những cành lớn và Mạt Pháp ví như nhiều nhánh ngón nhỏ của cây. Những cành lớn trông giống như thân gốc, nhưng không phải là thân gốc nên gọi là Tượng (tương tự). Nhánh ngọn chia phân sai biệt từ những cành lớn nên gọi là Mạt (ngọn).
Nhánh ngọn càng ngày càng chi lý làm cho cành lá sum suê rồi đâm ra quên gốc, tưởng mình là quan trọng đệ nhất, nên không những khinh chê nhánh ngọn khác mà còn khinh chê cả thân gốc vốn hàng ngày âm thầm cung cấp nhựa sống cho mình.
Những nghệ nhân chơi cây kiểng thường cắt bớt những nhánh ngọn dư thừa để bảo toàn gốc rễ. Nhà vườn cũng thường tỉa bớt những cành nho cành táo để nhựa tập trung đơm hoa kết trái.
Nhánh lạ làm cho cây sum suê, nhưng đồng thời cũng làm cho cây bị tổn hại. Vì vậy, nếu nhánh lạ biết rõ thân phận và sứ mạng của mình để bớt tự kiêu ngã mạn đi một tí thì tốt đẹp biết chừng nào!
________________________________________
62. KHÁN
THOẠI ĐẦU
Sư hỏi một thiền sinh:
- Ngươi đang làm gì đó?
- Dạ, con đang khán thoại đầu.
- Sao không khán tự tánh mà lại khán thoại đầu?
- Dạ, con chưa thấy tự tánh làm sao khán được?
Sư nói:
- Người căn cơ bậc thượng chỉ khán tự tánh chứ không khán thoại đầu.
Thiền sinh thưa:
- Bạch Thầy, con căn cơ chậm lụt xin Thầy chỉ dạy.
Sư hỏi:
- Ngươi khán thoại đầu để làm gì?
- Dạ, để thấy tự tánh.
- Tự tánh sinh từ thoại đầu hay tánh tự nó có?
- Dạ, tự nó có.
- Vậy ngươi nhớ cho kỹ, đừng để thoại đầu sinh ra tự tánh nhé.
- Ngươi đang làm gì đó?
- Dạ, con đang khán thoại đầu.
- Sao không khán tự tánh mà lại khán thoại đầu?
- Dạ, con chưa thấy tự tánh làm sao khán được?
Sư nói:
- Người căn cơ bậc thượng chỉ khán tự tánh chứ không khán thoại đầu.
Thiền sinh thưa:
- Bạch Thầy, con căn cơ chậm lụt xin Thầy chỉ dạy.
Sư hỏi:
- Ngươi khán thoại đầu để làm gì?
- Dạ, để thấy tự tánh.
- Tự tánh sinh từ thoại đầu hay tánh tự nó có?
- Dạ, tự nó có.
- Vậy ngươi nhớ cho kỹ, đừng để thoại đầu sinh ra tự tánh nhé.
Lời góp ý:
Cốt tử của thiền là trực
chỉ nhân tâm và kiến tánh. Vì căn cơ trực chỉ kiến tánh quá hiếm hoi nên đành
phải vận dụng ra phương tiện tam công án hay khán thoại đầu để đợi thời cơ ngàn
năm một thuở!
Nhưng khi đã lập ra phương tiện thì phải có cứu cánh. có thời gian, có nhân quả. Và thế là nói đốn hóa ra thành tiệm.
Thực ra, người hạ thủ công phu đúng đắn thì đã thấy cứu cánh ngay nơi phương tiện, nếu không muốn nói phương tiện chính là cứu cánh. Tiếc thay, phần đông lại tưởng ra cứu cánh trước – như là “cái tôi sẽ trở thành” – rồi mới sử dụng phương tiện để đạt đến cứu cánh tưởng tượng đó. Thế là luân hồi bất đoạn, sinh tử triền miên.
Thế mà có người vẫn ngộ, nhưng chỉ ngộ(1) được cái sở tư kiến, sở tư dục của mình mà thôi! Mới hay:
Thoại đầu vô nhất tưởng
Do lai tướng khởi sinh
Bất tri vân già tưởng
Hoàn ngộ(2) tướng vô minh.
Nhưng khi đã lập ra phương tiện thì phải có cứu cánh. có thời gian, có nhân quả. Và thế là nói đốn hóa ra thành tiệm.
Thực ra, người hạ thủ công phu đúng đắn thì đã thấy cứu cánh ngay nơi phương tiện, nếu không muốn nói phương tiện chính là cứu cánh. Tiếc thay, phần đông lại tưởng ra cứu cánh trước – như là “cái tôi sẽ trở thành” – rồi mới sử dụng phương tiện để đạt đến cứu cánh tưởng tượng đó. Thế là luân hồi bất đoạn, sinh tử triền miên.
Thế mà có người vẫn ngộ, nhưng chỉ ngộ(1) được cái sở tư kiến, sở tư dục của mình mà thôi! Mới hay:
Thoại đầu vô nhất tưởng
Do lai tướng khởi sinh
Bất tri vân già tưởng
Hoàn ngộ(2) tướng vô minh.
________________________________________
63. ĐỒNG
HAY BẤT ĐỒNG
Một học giả nghiên cứu về những
điểm dị đồng giữa các tôn giáo hỏi ý kiến Sư:
- Đạo Khổng nói “thuận thiên lập mệnh”, Đạo Thiên Chúa nói “vâng ý Cha”, Đạo Lão nói “Đạo pháp tự nhiên”, còn Đạo Phật cũng nói “Tùy Pháp Hành”. Những giáo lý ấy có giống nhau không?
Sư nói:
- Giống ở người thấy, không giống ở người không thấy.
- Đạo Khổng nói “thuận thiên lập mệnh”, Đạo Thiên Chúa nói “vâng ý Cha”, Đạo Lão nói “Đạo pháp tự nhiên”, còn Đạo Phật cũng nói “Tùy Pháp Hành”. Những giáo lý ấy có giống nhau không?
Sư nói:
- Giống ở người thấy, không giống ở người không thấy.
Lời góp ý:
“Người nằm xuống từ ngàn
xưa vang bóng
Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần”.
(Bùi Giáng)
Đức Phật, Lão Tử, Khổng Tử và Đức Chúa Jésus đã tịch diệt và để lại cho đời ngôn- ngữ – chỉ- bày- chân- lý riêng biệt của các Ngài. Hậu thế đáng lẽ phải biết vượt qua ngôn ngữ đó để thấy chân lý, thì lại một lần nữa dùng ngôn ngữ để triển khai ngôn ngữ. Thế là những lời dạy trực tiếp và dung dị đi thẳng vào sự sống của các bậc Đạo Sư được những người “quá thông minh” biến thành những hệ thống tư tưởng đầy ý niệm, biểu tượng và luận lý. Người ta không biết rằng, tư tưởng càng cao siêu bao nhiêu càng xa rời chân lý bấy nhiêu. Ví như có người muốn biết gỗ gì sau lớp sơn mà không chịu cạo bỏ lớp sơn ấy đi lại còn gia công tô phết thêm vào. Cũng vậy, các Luận Sư, Đạo gia, Nho gia và các nhà Thần học tưởng có công triển khai đạo giáo của các bậc Giáo chủ, ngờ đâu chỉ vẽ rắn thêm chân, che mờ đạo lý của các Ngài.
Những bậc Thánh hiền xưa được các bậc Đạo Sư trực tiếp khai ngộ, chỉ cần “từ ngữ rụng” một lần là thấy đạo. Sau thời các Luận Sư thì ngôn ngữ phải rụng tới hai lần mới thấy ra sự thật. Còn thời nay, không biết “từ ngữ” phải “rụng” đến mấy lần mới thấy ra chân lý?
May thay, chân lý luôn luôn hiện hữu nên “người có mắt” vẫn có thể “thấy”bất cứ lúc nào mà không cần qua lăng kính ngôn ngữ hoặc biểu tượng của thế giới lý trí vọng thức. Bấy giờ, mọi dị biệt của ý niệm đều tiêu tan để nhường chỗ cho thực tại hiện tiền vô sinh bất diệt.
Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần”.
(Bùi Giáng)
Đức Phật, Lão Tử, Khổng Tử và Đức Chúa Jésus đã tịch diệt và để lại cho đời ngôn- ngữ – chỉ- bày- chân- lý riêng biệt của các Ngài. Hậu thế đáng lẽ phải biết vượt qua ngôn ngữ đó để thấy chân lý, thì lại một lần nữa dùng ngôn ngữ để triển khai ngôn ngữ. Thế là những lời dạy trực tiếp và dung dị đi thẳng vào sự sống của các bậc Đạo Sư được những người “quá thông minh” biến thành những hệ thống tư tưởng đầy ý niệm, biểu tượng và luận lý. Người ta không biết rằng, tư tưởng càng cao siêu bao nhiêu càng xa rời chân lý bấy nhiêu. Ví như có người muốn biết gỗ gì sau lớp sơn mà không chịu cạo bỏ lớp sơn ấy đi lại còn gia công tô phết thêm vào. Cũng vậy, các Luận Sư, Đạo gia, Nho gia và các nhà Thần học tưởng có công triển khai đạo giáo của các bậc Giáo chủ, ngờ đâu chỉ vẽ rắn thêm chân, che mờ đạo lý của các Ngài.
Những bậc Thánh hiền xưa được các bậc Đạo Sư trực tiếp khai ngộ, chỉ cần “từ ngữ rụng” một lần là thấy đạo. Sau thời các Luận Sư thì ngôn ngữ phải rụng tới hai lần mới thấy ra sự thật. Còn thời nay, không biết “từ ngữ” phải “rụng” đến mấy lần mới thấy ra chân lý?
May thay, chân lý luôn luôn hiện hữu nên “người có mắt” vẫn có thể “thấy”bất cứ lúc nào mà không cần qua lăng kính ngôn ngữ hoặc biểu tượng của thế giới lý trí vọng thức. Bấy giờ, mọi dị biệt của ý niệm đều tiêu tan để nhường chỗ cho thực tại hiện tiền vô sinh bất diệt.
________________________________________
64. MỤC
ĐÍCH PHẠM HẠNH
Thấy tu viện của Sư tổ chức chu
đáo, có người hỏi:
- Phải chăng mục đích đời sống phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của Thầy là đào tạo Tăng tài cho Giáo Hội?
Sư nói:
- Không, bản nguyện của ta là giúp họ có khả năng “ra đời”.
- Phải chăng mục đích đời sống phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của Thầy là đào tạo Tăng tài cho Giáo Hội?
Sư nói:
- Không, bản nguyện của ta là giúp họ có khả năng “ra đời”.
Lời góp ý:
“Ra đời” ở đây không có
nghĩa tầm thường như là tu sĩ hoàn tục, trở lại đời sống thế gian hay tu xuất.
Cũng không phải cao siêu như là nhập thế, dấn thân hay xuống núi cứu đời, mà
chỉ giản dị là tu hành sao cho có thể có khả năng hòa nhập vào sự sống muôn đời
của pháp giới tánh, hay nói cho dễ hiểu hơn là biết sống tùy thuận pháp để có
thể “tùy sở trụ xứ thường an lạc”.
Đời sống tự nó không đúng, không sai, không phàm, không thánh, không nhập thế, không xuất thế,… và không là gì cả (bổn lai vô nhất vật). Nhưng khi bản ngã khởi sinh thì mới có “tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” đồng thời sinh khởi, với tất cả tính chất luân hồi sinh tử phiền não khổ đau của nó.
Ra khỏi thế giới duy tâm, duy thức này chính là “ra đời”. Như vậy, “ra đời” là thoát khỏi thế giới ý niệm vọng thức (pannatti) để trở về với bản lai diện mục (paramattha) hay bản thể chân như (yathàbhùta sabhàva) của pháp giới tánh (dhammatà) vậy.
Đào tạo Tăng như vậy mới đúng là “hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự”.
Đời sống tự nó không đúng, không sai, không phàm, không thánh, không nhập thế, không xuất thế,… và không là gì cả (bổn lai vô nhất vật). Nhưng khi bản ngã khởi sinh thì mới có “tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” đồng thời sinh khởi, với tất cả tính chất luân hồi sinh tử phiền não khổ đau của nó.
Ra khỏi thế giới duy tâm, duy thức này chính là “ra đời”. Như vậy, “ra đời” là thoát khỏi thế giới ý niệm vọng thức (pannatti) để trở về với bản lai diện mục (paramattha) hay bản thể chân như (yathàbhùta sabhàva) của pháp giới tánh (dhammatà) vậy.
Đào tạo Tăng như vậy mới đúng là “hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự”.
________________________________________
65. PHÂN
BIỆT MINH BẠCH
Sư giảng pháp nói:
- Các vị cần phải nghiêm mật thận trọng trong mỗi hành vi động tịnh của thân, khẩu, ý; phải lấy trí tuệ phân biệt minh bạch vi tế đối với thiện ác, đúng sai, chân giả, xấu tốt v.v… Nếu không, chẳng biết khi nào ra khỏi sông mê bể khổ…
Một thiền sinh đứng dậy thưa;
- Xưa nay kinh luận cũng như thiền đều nói: “Tâm vô phân biệt”, sao Thầy lại dạy phân biệt quá minh bạch như vậy?
Sư hỏi:
- Vậy đưa anh một chén cơm với một chén đất, anh ăn chén nào?
- Các vị cần phải nghiêm mật thận trọng trong mỗi hành vi động tịnh của thân, khẩu, ý; phải lấy trí tuệ phân biệt minh bạch vi tế đối với thiện ác, đúng sai, chân giả, xấu tốt v.v… Nếu không, chẳng biết khi nào ra khỏi sông mê bể khổ…
Một thiền sinh đứng dậy thưa;
- Xưa nay kinh luận cũng như thiền đều nói: “Tâm vô phân biệt”, sao Thầy lại dạy phân biệt quá minh bạch như vậy?
Sư hỏi:
- Vậy đưa anh một chén cơm với một chén đất, anh ăn chén nào?
Lời góp ý:
(Xem Vi Tiếu 61)
________________________________________
66. VÔ
PHÂN BIỆT
Thấy nhiều thiền sinh chấp lầm
lý vô phân biệt, Sư lại giảng:
- Các vị chớ có lầm tâm vô phân biệt là cái tâm không biết phân biệt sự sự vật vật muôn sai ngàn khác. Vô phân biệt chính là thấy pháp nào đúng như chính pháp đó chứ không thấy ra thành một tướng khác của vọng tâm. Như người sợ hãi thấy sợi dây thành con rắn, người mất búa thấy đứa bé hàng xóm là đứa ăn cắp. Đó chính là tướng phân biệt chủ quan của vọng tâm, nên gọi là tâm phân biệt. Thấy sợi dây đúng là sợi dây, thấy thằng bé như nó đang là, tức vô phân biệt. Vậy tâm vô phân biệt chính là trí tuệ phân biệt rành rẽ phân minh pháp nào ra pháp đó.
Một thiền sinh véo vào lưng người bạn nói:
- Thấy chưa, may Thầy giảng chứ nếu anh không tin tôi thì đã đổi cái đồng hồ thiệt lấy đồng hồ giả rồi!
- Các vị chớ có lầm tâm vô phân biệt là cái tâm không biết phân biệt sự sự vật vật muôn sai ngàn khác. Vô phân biệt chính là thấy pháp nào đúng như chính pháp đó chứ không thấy ra thành một tướng khác của vọng tâm. Như người sợ hãi thấy sợi dây thành con rắn, người mất búa thấy đứa bé hàng xóm là đứa ăn cắp. Đó chính là tướng phân biệt chủ quan của vọng tâm, nên gọi là tâm phân biệt. Thấy sợi dây đúng là sợi dây, thấy thằng bé như nó đang là, tức vô phân biệt. Vậy tâm vô phân biệt chính là trí tuệ phân biệt rành rẽ phân minh pháp nào ra pháp đó.
Một thiền sinh véo vào lưng người bạn nói:
- Thấy chưa, may Thầy giảng chứ nếu anh không tin tôi thì đã đổi cái đồng hồ thiệt lấy đồng hồ giả rồi!
Lời góp ý: (65 và 66)
Người mê nghe nói “tâm vô
phân biệt” liền kết luận rằng không phân biệt thiện ác, đúng sai, chánh tà, đen
trắng gì cả. Hết thảy sự sự vật vật đều bình đẳng kia mà!
Đức Phật tâm vô phân biệt sao lại dạy tránh ác làm lành (Sabba pàpassa akaranam kusalassa upasampadà – Dhammapada)?
Lão Tử tâm vô phân biệt sao lại nói có Đạo thường, Đạo không thường (Đạo khả đạo phi thường đạo – Đạo Đức Kinh)?
Ngài Huệ Năng tâm vô phân biệt sao lại nêu pháp đối trong Phẩm Phú Chúc (Pháp Bảo Đàn Kinh)?
Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận có đi ngược yếu chỉ Thiền Tông không khi định nghĩa trí tuệ là “Nãi chí thiện ác giai năng phân biệt”.
Pháp vốn “nhậm trí tự tánh quĩ sanh vật giải” nên “pháp trụ pháp vị” rất phân minh.
Phân biệt là tánh mầu nhiệm của trí tuệ nên gọi là tánh giác.
Chính vô minh thiếu khả năng phân biệt nên chỉ biết phán đoán chủ quan theo lý trí vọng thức và bóp méo sự thật. Ngược lại, trí tuệ phân biệt minh bạch (Vipassanà) nên mới“thị pháp trụ pháp vị, chư Phật thường hiện tiền”.
Phán đoán luôn luôn đi đến kết luận, chia phân và rập khuôn công thức, quan niệm. Còn phân biệt là liễu tri (Pajànàti) bằng trí tuệ lặng lẽ chiếu soi và phản ánh trung thực vạn pháp đa thù mà vẫn an nhiên tự tại. Đó chính là “tâm vô phân biệt” vậy.
Đức Phật tâm vô phân biệt sao lại dạy tránh ác làm lành (Sabba pàpassa akaranam kusalassa upasampadà – Dhammapada)?
Lão Tử tâm vô phân biệt sao lại nói có Đạo thường, Đạo không thường (Đạo khả đạo phi thường đạo – Đạo Đức Kinh)?
Ngài Huệ Năng tâm vô phân biệt sao lại nêu pháp đối trong Phẩm Phú Chúc (Pháp Bảo Đàn Kinh)?
Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận có đi ngược yếu chỉ Thiền Tông không khi định nghĩa trí tuệ là “Nãi chí thiện ác giai năng phân biệt”.
Pháp vốn “nhậm trí tự tánh quĩ sanh vật giải” nên “pháp trụ pháp vị” rất phân minh.
Phân biệt là tánh mầu nhiệm của trí tuệ nên gọi là tánh giác.
Chính vô minh thiếu khả năng phân biệt nên chỉ biết phán đoán chủ quan theo lý trí vọng thức và bóp méo sự thật. Ngược lại, trí tuệ phân biệt minh bạch (Vipassanà) nên mới“thị pháp trụ pháp vị, chư Phật thường hiện tiền”.
Phán đoán luôn luôn đi đến kết luận, chia phân và rập khuôn công thức, quan niệm. Còn phân biệt là liễu tri (Pajànàti) bằng trí tuệ lặng lẽ chiếu soi và phản ánh trung thực vạn pháp đa thù mà vẫn an nhiên tự tại. Đó chính là “tâm vô phân biệt” vậy.
________________________________________
67. TÁNH
KHÔNG
Sư hỏi chúng:
- Thế nào là tánh không?
Một thiền sinh đáp:
- Vì các pháp có sinh có diệt nên gọi là tánh không.
Sư nói:
- Đó là hiện tượng luận chứ không phải tánh không. Các nhà khoa học hiểu rõ tánh vô thường sinh diệt của các hiện tượng không lẽ đều đã giác ngộ tánh không? Hơn nữa, có sinh có diệt là tánh không, vậy vô sinh bất diệt là tánh gì?
Một thiền sinh khác thưa:
- Vì các pháp do nhân duyên hòa hợp mà thành hiện tượng chứ bản tánh vốn không.
Sư nói:
- Đó là bản thể luận của ngoại đạo chứ không phải tánh không. Nếu bản thể của pháp là không thì ngoại đạo cũng có thể giác ngộ được. Hơn nữa chỉ có bản thể mới không, còn hiện tượng thì sao?
Một thiền sinh tỏ ra tự tin nói:
- Bậc trí tuệ rốt ráo thấy “sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc”. Đó là tánh không của pháp.
Sư hỏi:
- Anh có thể cho ví dụ không?
Thiền sinh đáp:
- Ví như cái bóng của Thầy ngồi đó, tuy có mà không, tuy không mà có.
Sư hỏi:
- Thế còn chính ta ngồi đây thì sao?
Thiền sinh lúng túng:
- Dạ, dạ…
Sư than:
- Các anh toàn là nói chuyện bên ngoài qua ý niệm. Các anh chưa thấy pháp ở đâu làm sao thấy được tánh không của pháp!
- Thế nào là tánh không?
Một thiền sinh đáp:
- Vì các pháp có sinh có diệt nên gọi là tánh không.
Sư nói:
- Đó là hiện tượng luận chứ không phải tánh không. Các nhà khoa học hiểu rõ tánh vô thường sinh diệt của các hiện tượng không lẽ đều đã giác ngộ tánh không? Hơn nữa, có sinh có diệt là tánh không, vậy vô sinh bất diệt là tánh gì?
Một thiền sinh khác thưa:
- Vì các pháp do nhân duyên hòa hợp mà thành hiện tượng chứ bản tánh vốn không.
Sư nói:
- Đó là bản thể luận của ngoại đạo chứ không phải tánh không. Nếu bản thể của pháp là không thì ngoại đạo cũng có thể giác ngộ được. Hơn nữa chỉ có bản thể mới không, còn hiện tượng thì sao?
Một thiền sinh tỏ ra tự tin nói:
- Bậc trí tuệ rốt ráo thấy “sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc”. Đó là tánh không của pháp.
Sư hỏi:
- Anh có thể cho ví dụ không?
Thiền sinh đáp:
- Ví như cái bóng của Thầy ngồi đó, tuy có mà không, tuy không mà có.
Sư hỏi:
- Thế còn chính ta ngồi đây thì sao?
Thiền sinh lúng túng:
- Dạ, dạ…
Sư than:
- Các anh toàn là nói chuyện bên ngoài qua ý niệm. Các anh chưa thấy pháp ở đâu làm sao thấy được tánh không của pháp!
Lời góp ý:
(xem trang Vi Tiếu 63)
________________________________________
68. TÁNH
HỮU
Một thiền sinh phấn khởi nói:
- Bạch Thầy, con đã thấy được chỗ hạ thủ công phu rồi. Chỉ cần thấy được tánh không của ngũ uẩn là giác ngộ giải thoát.
Sư hỏi:
- Nhưng anh đã thấy được tánh hữu của ngũ uẩn chưa?
- Dạ, bạch Thầy, xin Thầy chỉ dạy.
- Anh có khi nào yêu đơn phương một cô gái không?
- Dạ có, hồi con đi học con yêu một cô gái lớp bên cạnh. Mặc dù chưa bao giờ được làm quen với nàng, nhưng lần đầu tiên nhìn thấy nàng con đã thầm yêu trộm nhớ. Con tưởng tượng được sống bên nàng, hạnh phúc, rồi có con, rồi xây dựng một tổ ấm thật tuyệt vời,… Con nuôi mộng tưởng đó cho đến khi ra trường, con định nhờ bạn bè mai mối, nhưng con được biết nàng đã yêu một người khác và họ đã đính hôn. Con vô cùng đau khổ, thất vọng trong nhiều năm dài, cho đến khi gặp Thầy, con học đạo tu tập và đến nay hình ảnh đó hầu như đã hoàn toàn phai nhạt.
Sư nói:
- Tất cả những thứ mà anh vừa nói như yêu thương, tưởng tượng, hạnh phúc, đau khổ, hy vọng, thất vọng, v.v… chính là “tánh hữu” của vọng tâm anh, vì lúc đó chúng thật còn hơn những vật thể mà anh đã có thể sờ đụng được. Nhưng tất cả những hình ảnh của anh về người con gái đó có phải chính là người con gái đó không?
- Dạ không.
- Và tất cả hình ảnh đó thật hay giả?
- Dạ giả, vì đó là ảo ảnh, còn con người thật của nàng con gần như hoàn toàn không biết.
Sư nói:
- Vậy anh chỉ cần thấy thật tánh “giả hữu” của ngũ uẩn chứ không cần đi tìm tánh không trong ý niệm, bởi vì tánh không đó cũng chính là con đẻ của ngũ uẩn như chính hình ảnh người yêu trong mộng của anh mà thôi.
- Bạch Thầy, con đã thấy được chỗ hạ thủ công phu rồi. Chỉ cần thấy được tánh không của ngũ uẩn là giác ngộ giải thoát.
Sư hỏi:
- Nhưng anh đã thấy được tánh hữu của ngũ uẩn chưa?
- Dạ, bạch Thầy, xin Thầy chỉ dạy.
- Anh có khi nào yêu đơn phương một cô gái không?
- Dạ có, hồi con đi học con yêu một cô gái lớp bên cạnh. Mặc dù chưa bao giờ được làm quen với nàng, nhưng lần đầu tiên nhìn thấy nàng con đã thầm yêu trộm nhớ. Con tưởng tượng được sống bên nàng, hạnh phúc, rồi có con, rồi xây dựng một tổ ấm thật tuyệt vời,… Con nuôi mộng tưởng đó cho đến khi ra trường, con định nhờ bạn bè mai mối, nhưng con được biết nàng đã yêu một người khác và họ đã đính hôn. Con vô cùng đau khổ, thất vọng trong nhiều năm dài, cho đến khi gặp Thầy, con học đạo tu tập và đến nay hình ảnh đó hầu như đã hoàn toàn phai nhạt.
Sư nói:
- Tất cả những thứ mà anh vừa nói như yêu thương, tưởng tượng, hạnh phúc, đau khổ, hy vọng, thất vọng, v.v… chính là “tánh hữu” của vọng tâm anh, vì lúc đó chúng thật còn hơn những vật thể mà anh đã có thể sờ đụng được. Nhưng tất cả những hình ảnh của anh về người con gái đó có phải chính là người con gái đó không?
- Dạ không.
- Và tất cả hình ảnh đó thật hay giả?
- Dạ giả, vì đó là ảo ảnh, còn con người thật của nàng con gần như hoàn toàn không biết.
Sư nói:
- Vậy anh chỉ cần thấy thật tánh “giả hữu” của ngũ uẩn chứ không cần đi tìm tánh không trong ý niệm, bởi vì tánh không đó cũng chính là con đẻ của ngũ uẩn như chính hình ảnh người yêu trong mộng của anh mà thôi.
Lời góp ý: (67 và 68)
Tánh không có nhiều thứ
nhiều nghĩa. Theo Abhidhamma, tánh không của Paramatha khác với tánh không của
Attha pannatti. Tánh không của Attha pannatti khác với tánh không của Vijjamàna
nàma pannatti. Tánh không của vijjamàna nàma pannatti khác với tánh không của
avijja màna nàma pannatti. Tánh không của sắc pháp khác với tánh không của danh
pháp,v.v…
Lại nữa theo Duy thức học, tánh không của tướng vô tánh khác với tánh không của sinh vô tánh, tánh không của sinh vô tánh khác với tánh không của thắng nghĩa vô tánh.
Như vậy “tánh không” tùy pháp, tùy nghĩa chứ không phải bất cứ cái gì cũng có thể chụp mũ “không” lên được. Nếu không thấy rõ điều đó thì khi “quán không” ta vô tình đặt ý niệm không lên thực tại, và tuy nói không mà lại có tướng của ý niệm.
Nếu quán không chỉ với mục đích dùng “tưởng không” để trừ “tưởng hữu” thì tạm được, nhưng thực ra tưởng hữu kẹt vào dục giới, sắc giới thì tưởng không kẹt vào vô sắc giới. Vô tánh (natthità) đối với hữu tánh (atthità), còn tánh không (Sunnatà) hoàn toàn không đối đãi mới là không, vô tướng, vô tác của bậc giác ngộ.
Khi tâm không thì pháp tự không, chẳng cần khởi tâm (tưởng) quán pháp (tâm địa nhược không tuệ nhật tự chiếu). Vì vậy bậc thánh nhân chỉ “không” cái tâm chứ không cần loay hoay tìm không nơi pháp mà pháp vẫn tự không. Và đó cũng là lý do tại sao Đức Phật dạy Ngài Sàriputta: “Này Sàriputta, an trụ của bậc đại Nhân chính là tánh không”(Mahàpurisa vihàro h’esa, Sàriputta, yadidam sunnatà – Majjhimanikàya).
Vậy nếu khởi tâm quán pháp mà thấy tính không thì tánh không đó là huyễn tướng của vô minh (nhất tướng vô minh khởi) rơi vào bịnh tưởng biết bao giờ thấy pháp!
Hữu ý tìm không, không lại có
Không tâm thấy có, có hoàn không.
Lại nữa theo Duy thức học, tánh không của tướng vô tánh khác với tánh không của sinh vô tánh, tánh không của sinh vô tánh khác với tánh không của thắng nghĩa vô tánh.
Như vậy “tánh không” tùy pháp, tùy nghĩa chứ không phải bất cứ cái gì cũng có thể chụp mũ “không” lên được. Nếu không thấy rõ điều đó thì khi “quán không” ta vô tình đặt ý niệm không lên thực tại, và tuy nói không mà lại có tướng của ý niệm.
Nếu quán không chỉ với mục đích dùng “tưởng không” để trừ “tưởng hữu” thì tạm được, nhưng thực ra tưởng hữu kẹt vào dục giới, sắc giới thì tưởng không kẹt vào vô sắc giới. Vô tánh (natthità) đối với hữu tánh (atthità), còn tánh không (Sunnatà) hoàn toàn không đối đãi mới là không, vô tướng, vô tác của bậc giác ngộ.
Khi tâm không thì pháp tự không, chẳng cần khởi tâm (tưởng) quán pháp (tâm địa nhược không tuệ nhật tự chiếu). Vì vậy bậc thánh nhân chỉ “không” cái tâm chứ không cần loay hoay tìm không nơi pháp mà pháp vẫn tự không. Và đó cũng là lý do tại sao Đức Phật dạy Ngài Sàriputta: “Này Sàriputta, an trụ của bậc đại Nhân chính là tánh không”(Mahàpurisa vihàro h’esa, Sàriputta, yadidam sunnatà – Majjhimanikàya).
Vậy nếu khởi tâm quán pháp mà thấy tính không thì tánh không đó là huyễn tướng của vô minh (nhất tướng vô minh khởi) rơi vào bịnh tưởng biết bao giờ thấy pháp!
Hữu ý tìm không, không lại có
Không tâm thấy có, có hoàn không.
________________________________________
69. LẶNG
LẼ HỒN NHIÊN
Một thiền sinh mới gia nhập
thiền đường.
Sư dạy:
- Hãy nhìn vạn pháp với cái nhìn hồn nhiên lặng lẽ và trong sáng.
Từ đó, mỗi ngày anh nhìn mọi sự vật trước mắt với tâm hồn nhiên, lặng lẽ và trong sáng: mây trôi trên bầu trời, giọt sương long lanh đầu ngọn cỏ, con chim hót trên cành, đóa hoa vàng mới nở,… nhất nhất hiện ra như một thế giới tinh nguyên mà anh vừa thể nhập vào.
Rồi một buổi sáng mùa xuân, bên cửa sổ thiền đường bỗng hiện ra bóng dáng một giai nhân tuyệt sắc, nổi bậc giữa muôn hoa rực rỡ trong ánh nắng bình minh. Cảnh vật như chìm đi sau hình bóng của nàng. Thế giới như thu lại chỉ còn một mình nàng là hình ảnh duy nhất đóng lại trong tâm hồn anh.
Nàng đã đi qua từ lâu mà lòng anh còn bồi hồi như mộng.
Chợt nhớ lời Thầy, anh hoảng hốt như lạc lõng giữa mây trời cây cỏ… chợt thấy rằng thế giới tinh nguyên mà anh vừa thể nhập chỉ còn là ảo ảnh. Còn ảo ảnh của nàng thì độc chiếm một cách hiện thực rõ ràng trong tâm khảm của anh.
Không giải quyết được xung đột nội tâm này anh đành tìm Sư xin lời giáo huấn.
Sư nói:
- Hãy nhìn hình ảnh bên trong với cái nhìn hồn nhiên lặng lẽ và trong sáng.
Sư dạy:
- Hãy nhìn vạn pháp với cái nhìn hồn nhiên lặng lẽ và trong sáng.
Từ đó, mỗi ngày anh nhìn mọi sự vật trước mắt với tâm hồn nhiên, lặng lẽ và trong sáng: mây trôi trên bầu trời, giọt sương long lanh đầu ngọn cỏ, con chim hót trên cành, đóa hoa vàng mới nở,… nhất nhất hiện ra như một thế giới tinh nguyên mà anh vừa thể nhập vào.
Rồi một buổi sáng mùa xuân, bên cửa sổ thiền đường bỗng hiện ra bóng dáng một giai nhân tuyệt sắc, nổi bậc giữa muôn hoa rực rỡ trong ánh nắng bình minh. Cảnh vật như chìm đi sau hình bóng của nàng. Thế giới như thu lại chỉ còn một mình nàng là hình ảnh duy nhất đóng lại trong tâm hồn anh.
Nàng đã đi qua từ lâu mà lòng anh còn bồi hồi như mộng.
Chợt nhớ lời Thầy, anh hoảng hốt như lạc lõng giữa mây trời cây cỏ… chợt thấy rằng thế giới tinh nguyên mà anh vừa thể nhập chỉ còn là ảo ảnh. Còn ảo ảnh của nàng thì độc chiếm một cách hiện thực rõ ràng trong tâm khảm của anh.
Không giải quyết được xung đột nội tâm này anh đành tìm Sư xin lời giáo huấn.
Sư nói:
- Hãy nhìn hình ảnh bên trong với cái nhìn hồn nhiên lặng lẽ và trong sáng.
________________________________________
70. VÔ
NGÃ
Từ khi vào thiền viện, anh nhất
định phải thực hiện tinh thần vô ngã mà anh đọc được trong một số sách thiền:
thể nhập pháp giới.
Một ngày kia anh mừng rỡ trình với Sư:
- Thưa Thầy, con đang tưới hoa, bỗng thấy con với hoa là một.
Sư nói:
- Anh đã thấy anh với hoa là một thì cứ việc tưới anh là được, cần gì đi tưới hoa cho mệt!
Rồi Sư ngâm bài kệ:
Bịnh tưởng làm lòa mắt
Thấy mình, người là một
Vô ngã chẳng thấy đâu
Coi chừng ba mươi trượng!
Một ngày kia anh mừng rỡ trình với Sư:
- Thưa Thầy, con đang tưới hoa, bỗng thấy con với hoa là một.
Sư nói:
- Anh đã thấy anh với hoa là một thì cứ việc tưới anh là được, cần gì đi tưới hoa cho mệt!
Rồi Sư ngâm bài kệ:
Bịnh tưởng làm lòa mắt
Thấy mình, người là một
Vô ngã chẳng thấy đâu
Coi chừng ba mươi trượng!
Lời góp ý:
Thấy mình và pháp là một
hay “thể nhập pháp giới” là một ảo tưởng cực kỳ vi tế của bản ngã. Khi đã qua
lăng kính của bản ngã thì thấy một thấy hai, thấy đồng thấy dị, thấy tiểu thấy
đại, thấy chân thấy giả v.v… đều là ảo tưởng cả. Giống như trong kính vạn hoa,
một vật biến thành vô số, hay vô số cố gắng biến thành một cũng đều là ảo
tưởng.
Pháp chưa từng hai sao lại thấy nhập một? Nhập một là đứng trên ý niệm hai (ngã – pháp) mà nói, nên mới có cái này (ngã) nhập vào cái kia (pháp). Có nhập có xuất thì không phải một, mà chỉ là thỏa hiệp. Bản ngã tách ra khỏi pháp nên thấy có ngã có nhân, có năng có sở. Nay toan đem bản ngã (tiểu ngã) thỏa hiệp với pháp thì đó là mưu đồ biến pháp thành ngã (đại ngã).
Lão Tử nói: “Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kỳ bất đắc dĩ. Thiên hạ thần khí bất khả vi dã, bất khả chấp dã, vi giả bại chi, chấp giả thất chi” (toan lấy pháp mà làm ngã, ta thấy không được rồi. Pháp là thần khí không thể làm, không thể nắm. Làm thì hỏng, nắm thì mất).
Thật ra, bản ngã là một tiến trình tập khởi của vọng tâm, trong đó tư tưởng đóng vai trò then chốt. Chiếu phá được cơ cấu tập khởi của tư tưởng – bằng trí tuệ Bát Nhã – là phá đổ toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà bản ngã (ngũ uẩn giai không).
“Dục sinh ư như hữu ý
Ý do tư tưởng sanh
Không tâm các tịch tịnh
Phi sắc diệc phi hành.”
Ngã đã bị phá thì còn ai mà nhập một với pháp? Ví như sóng tách ra khỏi nước là một ảo tưởng, sóng muốn nhập một với nước cũng là một ảo tưởng khác. Phá cái ảo tưởng sóng và nước đi thì chưa từng có hai cũng chưa từng có một vậy.
Pháp chưa từng hai sao lại thấy nhập một? Nhập một là đứng trên ý niệm hai (ngã – pháp) mà nói, nên mới có cái này (ngã) nhập vào cái kia (pháp). Có nhập có xuất thì không phải một, mà chỉ là thỏa hiệp. Bản ngã tách ra khỏi pháp nên thấy có ngã có nhân, có năng có sở. Nay toan đem bản ngã (tiểu ngã) thỏa hiệp với pháp thì đó là mưu đồ biến pháp thành ngã (đại ngã).
Lão Tử nói: “Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kỳ bất đắc dĩ. Thiên hạ thần khí bất khả vi dã, bất khả chấp dã, vi giả bại chi, chấp giả thất chi” (toan lấy pháp mà làm ngã, ta thấy không được rồi. Pháp là thần khí không thể làm, không thể nắm. Làm thì hỏng, nắm thì mất).
Thật ra, bản ngã là một tiến trình tập khởi của vọng tâm, trong đó tư tưởng đóng vai trò then chốt. Chiếu phá được cơ cấu tập khởi của tư tưởng – bằng trí tuệ Bát Nhã – là phá đổ toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà bản ngã (ngũ uẩn giai không).
“Dục sinh ư như hữu ý
Ý do tư tưởng sanh
Không tâm các tịch tịnh
Phi sắc diệc phi hành.”
Ngã đã bị phá thì còn ai mà nhập một với pháp? Ví như sóng tách ra khỏi nước là một ảo tưởng, sóng muốn nhập một với nước cũng là một ảo tưởng khác. Phá cái ảo tưởng sóng và nước đi thì chưa từng có hai cũng chưa từng có một vậy.
________________________________________
71. THỰC
VÀ MỘNG
Sáng nào Sư cũng thấy một thiền
sinh trang nghiêm quỳ trước Phật đài, vừa lạy vừa lâm râm khấn nguyện rất mực
chí thành. Hôm đó, Sư có việc đi vào thiền đường, vô tình nghe được: “Lạy Phật,
con nguyện trở thành vị Đại Bồ Tát có lòng vị tha vô lượng, con nguyện đạt được
trí tuệ như hải để mau kiến tánh thành Phật, con nguyện sanh Tây Phương Tịnh độ
để giúp Đức Phật A Di đà tiếp dẫn tất cả chúng sanh vào miền Cực Lạc, con
nguyện… con nguyện…”
Hôm sau, Sư gọi thiền sinh đó đến và kể cho nghe một câu chuyện: “Thuở xưa có một chàng thanh niên vừa đến tuổi cập kê. Cha mất sớm nên mẹ già lo chọn trước cho anh một người vợ tương lai vừa ý. Rủi ro bà đau nặng nên chưa kịp dẫn anh ra mắt đàng gái. Biết mình khó qua khỏi, bà liền kêu con tới tả hình dáng vị hôn thê cho con và dặn sau khi bà chết, anh nhớ đi tìm người con gái ngoan hiền và tuyệt đẹp đó mà cưới làm vợ. Thế rồi bà mẹ qua đời.
Nhớ lời mẹ, sẵn là một họa sĩ, anh lấy giấy bút ra vẽ một bức “chân dung” vị hôn thê theo lời mẹ tả. Thế rồi mỗi ngày, anh đi cùng làng khắp xóm lục lọi kiếm tìm. Gặp người con gái nào, anh cũng đưa bức tranh tuyệt sắc giai nhân của mình ra để so sánh, nhưng tuyệt nhiên không có người con gái nào như vậy. Cuối cùng, quá thất vọng, anh đành ôm bức tranh tương tư héo mòn mà chết.
Tiếc thay, vị hôn thê hiền thục của anh lại chính là người bạn láng giềng mà hàng ngày anh vẫn thường chuyện trò thân mật.”
Thiền sinh không hiểu ý, hỏi:
- Thưa Thầy, câu chuyện Thầy vừa kể có giúp ích gì cho con đâu?
Thiênư Sư nói:
- Thế thì cũng tiếc thay, hàng ngày anh cứ đem bức vẽ lý tưởng của bản ngã mình ra mà cầu nguyện, còn bản lai diện mục ngày đêm diện kiến thì chẳng bao giờ anh mới thấy được!
Hôm sau, Sư gọi thiền sinh đó đến và kể cho nghe một câu chuyện: “Thuở xưa có một chàng thanh niên vừa đến tuổi cập kê. Cha mất sớm nên mẹ già lo chọn trước cho anh một người vợ tương lai vừa ý. Rủi ro bà đau nặng nên chưa kịp dẫn anh ra mắt đàng gái. Biết mình khó qua khỏi, bà liền kêu con tới tả hình dáng vị hôn thê cho con và dặn sau khi bà chết, anh nhớ đi tìm người con gái ngoan hiền và tuyệt đẹp đó mà cưới làm vợ. Thế rồi bà mẹ qua đời.
Nhớ lời mẹ, sẵn là một họa sĩ, anh lấy giấy bút ra vẽ một bức “chân dung” vị hôn thê theo lời mẹ tả. Thế rồi mỗi ngày, anh đi cùng làng khắp xóm lục lọi kiếm tìm. Gặp người con gái nào, anh cũng đưa bức tranh tuyệt sắc giai nhân của mình ra để so sánh, nhưng tuyệt nhiên không có người con gái nào như vậy. Cuối cùng, quá thất vọng, anh đành ôm bức tranh tương tư héo mòn mà chết.
Tiếc thay, vị hôn thê hiền thục của anh lại chính là người bạn láng giềng mà hàng ngày anh vẫn thường chuyện trò thân mật.”
Thiền sinh không hiểu ý, hỏi:
- Thưa Thầy, câu chuyện Thầy vừa kể có giúp ích gì cho con đâu?
Thiênư Sư nói:
- Thế thì cũng tiếc thay, hàng ngày anh cứ đem bức vẽ lý tưởng của bản ngã mình ra mà cầu nguyện, còn bản lai diện mục ngày đêm diện kiến thì chẳng bao giờ anh mới thấy được!
Lời góp ý:
Một thanh niên Bà La Môn
đến yết kiến Đức Phật. Phật hỏi:
– Mục đích phạm hạnh của những bà La Môn là gì?
– Dạ, để cộng trú với Phạm Thiên.
– Bản thân ngươi có thấy Phạm Thiên không?
– Dạ không.
– Nếu vậy, những người Bà La Môn làm sao có thể cộng trú với Phạm Thiên khi không thấy, không biết Phạm Thiên ở đâu và như thế nào? Ví như một người vác thang đi ra ngã tư đường, có người hỏi:
“- Anh vác thang đi đâu và để làm gì vậy?
– Để bắc lên một tòa lâu đài tráng lệ.
– Vậy tòa lâu đài đó ở đâu, ra sao?
– Tôi không biết.”
Vậy người đó dù có vác thang đi khắp nơi cho đến chết vẫn không thể nào bắc lên được tòa lâu đài mộng tưởng.
– Mục đích phạm hạnh của những bà La Môn là gì?
– Dạ, để cộng trú với Phạm Thiên.
– Bản thân ngươi có thấy Phạm Thiên không?
– Dạ không.
– Nếu vậy, những người Bà La Môn làm sao có thể cộng trú với Phạm Thiên khi không thấy, không biết Phạm Thiên ở đâu và như thế nào? Ví như một người vác thang đi ra ngã tư đường, có người hỏi:
“- Anh vác thang đi đâu và để làm gì vậy?
– Để bắc lên một tòa lâu đài tráng lệ.
– Vậy tòa lâu đài đó ở đâu, ra sao?
– Tôi không biết.”
Vậy người đó dù có vác thang đi khắp nơi cho đến chết vẫn không thể nào bắc lên được tòa lâu đài mộng tưởng.
________________________________________
72. NGÃ
PHÁP
Nghe luận bàn về ngã và pháp đã
lâu nhưng không thông được, một thiền sinh bèn hỏi Sư:
- Có phải Tiểu Thừa hết ngã chấp nhưng còn pháp chấp, Đại Thừa thì ngã pháp đều không chấp?
Sư nói:
- Mau đi rửa lỗ tai kẻo năm trăm kiếp hóa thành lỗ tai lừa!
Rồi Sư ngâm bài kệ:
Không đúng không sai không đại tiểu
Chẳng hai chẳng một chẳng vơi tăng
Há miệng mắc quai đừng bép xép.
Chuyên cần giác niệm chớ lăng xăng.
- Có phải Tiểu Thừa hết ngã chấp nhưng còn pháp chấp, Đại Thừa thì ngã pháp đều không chấp?
Sư nói:
- Mau đi rửa lỗ tai kẻo năm trăm kiếp hóa thành lỗ tai lừa!
Rồi Sư ngâm bài kệ:
Không đúng không sai không đại tiểu
Chẳng hai chẳng một chẳng vơi tăng
Há miệng mắc quai đừng bép xép.
Chuyên cần giác niệm chớ lăng xăng.
Lời góp ý:
Khoảng gần 200 năm sau
Đức Phật diệt độ (thế kỷ thứ tư trước Dương lịch), một số tông phái tự tách
khỏi Phật Giáo Nguyên Thủy để thành lập những học thuyết mới, trong đó có phái
Nhất Thiết Hữu Bộ (Sabbatthivàdin) chủ trương ngã không, pháp hữu. Phái Độc Tử
Bộ (Vajjiputtaka), Chánh Lương Bộ (Sammitiya), v.v… lại chủ trương có một tự
ngã tuyệt đối và hằng hữu và pháp cũng hữu luôn!
Mãi đến thế kỷ thứ nhất sau Dương lịch, Asvaghosha (Mã Minh) và thế kỷ thứ hai Nàgarjuna (Long Thọ) mới bất đầu xiển dương đại Thừa. Từ đó, danh từ đại Thừa, Tiểu Thừa mới xuất hiện. Mật Tông và Tâm Luận Tông ra đời sau đó.
Đến thế kỷ thứ năm, Dương lịch, Asangha (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân) mới cho ra đời Pháp Tướng Tông cùng với Duy Thức Luận.
Đến thế kỷ thứ sáu Dương lịch, Thành Thật Luận (Satya Siddhi Sastra) của Harivarma mới ra đời với chủ trương ngã không pháp không. Thực ra, Harivarma cũng xuất thân từ các phái Tiểu Thừa.
Chính vì sự tranh biện giữa các tông phái Tiểu Thừa và Đại Thừa mà cũng vào thế kỷ thứ sáu, Thiền Tông Trung Hoa ra đời với tuyên ngôn “Bất lập văn tự giáo ngoại biệt truyền”.
Thực ra, trong thời nguyên thủy của Đạo Phật, Đức Phật đã từng dạy Aggi- vacchagotta: “Này Vaccha, nghĩ rằng ngã và pháp là thường, vô thường, hữu bên, vô biên, đồng nhất, dị biệt, có, không, vừa có vừa không, không có không không… đều là tà kiến… liên hệ với khổ… không hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết Bàn”.
Và trong kinh Anguttara Nikàya, Đức Phật lại dạy: “Này các tỳ kheo, có hai pháp. Thế nào là hai? Đó là nội tâm thanh tịnh (Sacitta vodàna) và không chấp thủ bất kỳ pháp nào(Sabbe dhammà nàlam abhinivesaya)”.
Sợ chúng sanh vẫn còn mắc kẹt nhị biên, Đức Phật dạy tiếp trong kinh Dhammapàda: “Kẻ nào không còn thấy có bên này bên kia hoặc cả hai, người ấy thoát khỏi khổ ưu (vitaddaram) đoạn lìa ràng buộc (visamyuttam)”.
Vậy tại sao về sau đại Thừa và Tiểu Thừa vẫn mãi mất công hàng ngàn năm tranh biện?
Mãi đến thế kỷ thứ nhất sau Dương lịch, Asvaghosha (Mã Minh) và thế kỷ thứ hai Nàgarjuna (Long Thọ) mới bất đầu xiển dương đại Thừa. Từ đó, danh từ đại Thừa, Tiểu Thừa mới xuất hiện. Mật Tông và Tâm Luận Tông ra đời sau đó.
Đến thế kỷ thứ năm, Dương lịch, Asangha (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân) mới cho ra đời Pháp Tướng Tông cùng với Duy Thức Luận.
Đến thế kỷ thứ sáu Dương lịch, Thành Thật Luận (Satya Siddhi Sastra) của Harivarma mới ra đời với chủ trương ngã không pháp không. Thực ra, Harivarma cũng xuất thân từ các phái Tiểu Thừa.
Chính vì sự tranh biện giữa các tông phái Tiểu Thừa và Đại Thừa mà cũng vào thế kỷ thứ sáu, Thiền Tông Trung Hoa ra đời với tuyên ngôn “Bất lập văn tự giáo ngoại biệt truyền”.
Thực ra, trong thời nguyên thủy của Đạo Phật, Đức Phật đã từng dạy Aggi- vacchagotta: “Này Vaccha, nghĩ rằng ngã và pháp là thường, vô thường, hữu bên, vô biên, đồng nhất, dị biệt, có, không, vừa có vừa không, không có không không… đều là tà kiến… liên hệ với khổ… không hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết Bàn”.
Và trong kinh Anguttara Nikàya, Đức Phật lại dạy: “Này các tỳ kheo, có hai pháp. Thế nào là hai? Đó là nội tâm thanh tịnh (Sacitta vodàna) và không chấp thủ bất kỳ pháp nào(Sabbe dhammà nàlam abhinivesaya)”.
Sợ chúng sanh vẫn còn mắc kẹt nhị biên, Đức Phật dạy tiếp trong kinh Dhammapàda: “Kẻ nào không còn thấy có bên này bên kia hoặc cả hai, người ấy thoát khỏi khổ ưu (vitaddaram) đoạn lìa ràng buộc (visamyuttam)”.
Vậy tại sao về sau đại Thừa và Tiểu Thừa vẫn mãi mất công hàng ngàn năm tranh biện?
Nguồn: huyenkhongsonthuong.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét