HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
Chủ đề Bi Trí Dũng được rút ra từ
đại hùng, đại lực, đại từ bi. Đức Phật đã ra khỏi sanh tử luân hồi, nhưng Ngài
nguyện vào Nhà lửa tam giới là vào cảnh khổ của chúng sanh để độ thoát chúng
sanh.
Ngài không có quyền lợi và mục tiêu gì khác, nên Ngài được tôn kính là bậc đại hùng. Trong khi phần nhiều chúng ta sợ khó và khổ nên tìm sự an lạc cho mình, hoặc vì tham vọng, chúng ta mới chịu khó khổ. Tuy nhiên, đại hùng phải đi với đại lực, vì "Hùng” mà không có "Lực” cũng chẳng làm được gì, còn hại cho mình. Như vậy, đại lực là quan trọng và chính đại lực mở rộng thành mười hiệu của Phật là Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Nếu không có mười hiệu này thì không là đại lực, vì không có khả năng giải phóng cho mình mà nghĩ giải phóng cho tất cả mọi người là hoang tưởng.
Ngài không có quyền lợi và mục tiêu gì khác, nên Ngài được tôn kính là bậc đại hùng. Trong khi phần nhiều chúng ta sợ khó và khổ nên tìm sự an lạc cho mình, hoặc vì tham vọng, chúng ta mới chịu khó khổ. Tuy nhiên, đại hùng phải đi với đại lực, vì "Hùng” mà không có "Lực” cũng chẳng làm được gì, còn hại cho mình. Như vậy, đại lực là quan trọng và chính đại lực mở rộng thành mười hiệu của Phật là Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Nếu không có mười hiệu này thì không là đại lực, vì không có khả năng giải phóng cho mình mà nghĩ giải phóng cho tất cả mọi người là hoang tưởng.
Muốn giải phóng cho người, phải có mười điều kiện. Một là Như Lai, tức tâm như
như bất động, gặp bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn bình tĩnh. Nếu thiếu bình tĩnh
và thiếu sáng suốt sẽ không giải quyết được gì. Bình tĩnh là điều tất yếu mà
Phật có, gọi là Định và Phật có vô số Định, không phải chỉ có một Định. Tu được
một Định ở mức độ nào là bước khởi đầu theo Phật, chúng ta phải tập cốt lõi
này, tức tập tu tâm. Phật dạy trụ tâm lại một chỗ mới có thể giải quyết được
việc. Tất cả pháp tu của Phật không ngoài nghĩa tập trung là Định. Tôi tập pháp
này bằng cách trước mặt tôi có cành hoa hay viên sỏi, tôi cũng tập trung vào
tiêu điểm đó. Lấy một điểm tựa để tập trung thì tất cả oai nghi theo đây có gọi
là Định và từ Định lưu xuất Đà-la-ni là Huệ, tức tùy sức tập trung, trí sáng
suốt mới sanh.
Tôi tụng Pháp hoa, tập trung lại, bắt đầu nhìn mọi việc sáng hơn, mới thấy
kinh Pháp hoa dạy rằng vào được Pháp hoa định thì chúng ta sẽ
chứng Triền Đà la ni và Pháp âm Đà-la-ni. Như vậy, hành giả Pháp hoa có được
sáu ngàn công đức trang bị cho sáu căn, gọi là Định và Huệ, hay gọi chung là
Thiền. Người Việt Nam nói tu thiền, nhưng không biết thiền là gì. Tập trung tư
tưởng và phát sanh trí tuệ là thiền. Còn tâm tán loạn là bỏ đi, hay tập trung
tư tưởng, nhưng không có trí tuệ sáng suốt thì cũng không được gì. Có tập trung
và trí tuệ sanh thì đối tượng là Phật luôn ở trước mặt, ở trong đầu, bấy giờ
kinh Hoa nghiêm diễn tả rằng nhìn đâu cũng thấy Phật; đó là
Triền Đà la ni. Vì vậy, dù ở Ta-bà đối mặt với nghịch cảnh, nhưng nhờ có Triền
Đà-la-ni, chúng ta vẫn thấy Phật ở trước mặt, nên chúng ta xử sự bằng tâm Phật
và Huệ; đó là pháp đầu tiên tu hành phải có được. Còn tụng Pháp hoa nhưng
không lưu xuất được Đà-la-ni, mà tập trung toàn dữ kiện xấu thì họ là người
nhiều chuyện, vì đầu họ không có Phật, nên không thấy Phật, mà thấy chuyện xấu
trên cuộc đời. Tâm họ xấu là nghĩ xấu về người, nên phát ra lời nói ác, kết
thành quả báo xấu; như vậy là tu sai. Thậm chí người tu chân chánh, trì luật
rất nghiêm, nhưng chỉ lệch một chút, cũng mất hết công đức. Lệch là gì? Người
trì luật thì luôn nghĩ tới luật, chấp giới điều, cho nên họ thường đặt vấn đề
vi phạm. Nhưng đối với người tu Pháp hoa, trong mười hai năm đầu, Phật vì hàng
thanh tịnh Tăng, nên không chế giới. Giới chỉ dùng cho người phạm, khi nào đưa
ra điều luật thì ai phạm mới tội. Còn trước đó, chưa có luật vì chưa có người
phạm. Ngài Duy Ma nói rằng chúng ta không nên đem tội tròng lên người vô tội,
thí dụ như trẻ con không coi phim bạo lực thì sẽ không có ý thức bạo lực.
Người xưa nói: "Đọc binh thư cụ chiến. Đọc luật thư cụ hình. Đọc Phật thư,
chiến hình vô cụ”. Nghĩa là nếu trong đầu chúng ta học toàn là binh thư thì sẽ
nói chuyện chiến tranh, giết người. Thuở nhỏ tôi thích đọc Binh thư yếu
lược của Trần Hưng Đạo, nhưng nghe Hòa thượng Pháp Lan nói như vậy,
nên sợ không dám đọc nữa. Đọc luật thư thì sang Nhật, tôi học luật, trong đó có
học Hình luật nói về những điều phạm tội phải thọ án bao nhiêu năm tù, hay tử
hình; như vậy đọc luật là đưa vào lòng mình toàn là tội phạm. Đọc Phật thư
chiến hình vô cụ, nghĩa là đọc kinh của Phật, không sợ đem vào tâm mình chiến
tranh, chết chóc và tội phạm; mà chỉ nói toàn hạnh Phật và hạnh nguyện của
Bồ-tát, thì hạnh nguyện của Phật và Bồ-tát là những vị thánh thiện hiện hữu
trong tim óc chúng ta, hiện diện trước mặt chúng ta. Thật vậy, chúng ta trông
thấy tôn tượng Quan Âm, tâm mình sẽ thanh thản, từ bi, khác với chứng kiến
phiên tòa xử tội phạm. Học luật để làm Chánh án xét xử tội tất nhiên luôn nghĩ
đến tội của người, không thể khác. Học Phật thì khác, Phật dạy Địa Tạng Bồ-tát
vào địa ngục có một ngàn tội cũng không thấy, chỉ thấy dù là một điều tốt mong
manh như cọng tơ. Người học Phật tìm điều tốt để thấy; nếu tìm điều xấu thì
không tìm cũng thấy. Trong giảng đường này, ai cũng tốt, vì bỏ thì giờ nghe
pháp tu hành; nhưng người học luật vào đây sẽ thấy người ngồi không thẳng lưng
cũng không tốt. Thấy được điều tốt, vì tâm chúng ta là Phật. Vì vậy, tu Hoa
nghiêm, Phật dạy rằng tất cả chúng sanh là Phật đã thành, vì trong tâm chúng ta
đã có Phật. Riêng tôi, khi ở Nhật về, giữ tâm mình theo hướng này, nên có người
đến thăm tôi, Thầy kế bên nói rằng tất cả những người tới với tôi, không ai
tốt, phải đề phòng họ hại. Nhưng vì tôi tụng Pháp hoa, nên trong tâm tôi đang
nghĩ về Phật, về Bồ-tát, nên những người này liền trở thành Phật, Bồ-tát.
Chúng ta cần tập tánh giống Phật là như như bất động. Phật bất động trước phú
quý vinh hoa. Nghĩ đến phú quý vinh hoa thì không tu được. Ngài mang bình bát
đi khất thực, ai cho thức ăn gì thì dùng thức ăn đó. Đối với cao lương mỹ vị,
hay cơm hẩm hiu, Phật không phân biệt. Có thể nói tu khổ hạnh không ai hơn Đức
Thích Ca, Ngài nhịn đói đến da bụng dính với xương sống, cũng không quan tâm,
thể hiện sự bất động tuyệt đối, gọi là Như Lai.
Ngoài ra, Phật còn là bậc Ứng cúng, nghĩa là xứng đáng cho trời người cúng
dường. Nhờ vô động, nên Phật có khả năng siêu tuyệt thứ ba là Chánh biến tri,
nghĩa là thấy chính xác, nên Phật này nói, Phật khác không lặp lại; còn biết
theo kinh nghiệm sách vở thì không phải là Chánh biến tri. Chánh biến tri là
bây giờ và ở đây, không đem việc một ngàn năm trước lặp lại, ở đây thì nói việc
ở đây. Nhờ có Định và Huệ phát sanh, Phật thấy rõ người và việc như thế nào,
nói cách khác là thấy rõ nghiệp nhân quá khứ, quả hiện tại của người và họ làm
được gì trong tương lai; cho nên Phật dạy người này không giống với người kia.
Phật dạy Ưu Ba Ly khác với Duy Ma, vì Ưu Ba Ly là Ưu Ba Ly, Duy Ma là Duy Ma,
không thể đem việc của Duy Ma áp đặt cho Ưu Ba Ly, vì Ưu Ba Ly không chấp nhận
được. Chánh biến tri là như thế. Có một ngàn hai trăm công đức của ý, nhìn
người, không quan tâm đến quá khứ của họ, nhưng Phật biết rõ quá khứ và biết cả
tương lai của họ, vì tất cả quá khứ thể hiện trong cuộc sống hiện tại của họ,
nên Phật không bao giờ mắc lầm, mà luôn luôn dạy đúng.
Phật dạy những gì mà Ngài đã làm, là Minh hạnh túc, tức Phật nói điều Ngài đã
làm và Ngài làm những gì Ngài nói, khác với chúng sanh làm ít mà nói nhiều, hay
không làm mà nói. Bồ-tát thì âm thầm làm việc cứu giúp biết bao người, nhưng
không nói.
Phật còn là bậc Thiện thệ, Thế gian giải. Chúng ta thường nghĩ người tu không
biết việc thế gian, nhưng Phật biết tất cả việc xảy ra trên cuộc đời và biết cả
việc chưa xảy ra. Việc chúng ta biết, Ngài biết, nhưng Ngài hơn chúng ta là
biết cái chúng ta không biết.
Phật có đầy đủ mười hiệu là mười lực, hay đầy đủ mười sức mạnh này mới là đấng
Đại hùng, Đại lực, mới ra vào Nhà lửa tam giới một cách tự tại được. A-la-hán
vào nhưng không ra được, nên không dám vào Ta-bà, cũng như chúng ta nguyện chết
sanh về thế giới Phật, không dám sanh lại đây. Thật vậy, Phật là bậc Đại hùng
dám vào Nhà lửa, vì đủ sức; chúng ta chưa đủ sức, nên cân nhắc.
Phật là đấng đại từ bi, vì do lòng thương người mà Ngài xuất hiện trên cuộc đời
và thương người mà Ngài nói ba xe là Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát, nhưng
thực chỉ có một Phật thừa, nghĩa là ai tu cũng thành Phật. Trong lúc chưa thành
Phật thì phải tu Thanh văn để đắc Tứ quả, hay tu Duyên giác, Bồ-tát cũng được.
Vì lòng từ bi, Phật chia như thế để ai cũng tu được, người tu cao thì đắc quả
vị cao, người tu thấp đắc quả vị thấp, cũng như ba cỏ hai cây hấp thu nước mưa
đều phát triển. Tất cả mọi người tu đều thành Phật, người thành Phật trước,
người thành Phật sau. Ngài Trí Giả ví ý này như trong đầm sen có cây sen đã trổ
hoa, có cây chưa trổ hoa, có cây còn trong nước, có cây còn trong bùn, hay cây
mới nứt mầm là mới phát tâm Bồ-đề. Chúng ta tu hành được một giai đoạn ví như
hoa sen chưa ra khỏi nước và chúng ta đạt được thành quả ví như hoa sen đã vượt
lên khỏi mặt nước và đắc đạo là trổ hoa, tức có người lớn người nhỏ, người
trước, người sau, cuối cùng đều thành Phật.
Từ đối
tượng là Phật là đấng Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi mà bác sĩ Lê Đình Thám lấy ý
này để xây dựng phương châm cho Gia đình Phật tử là Bi, Trí, Dũng, nhưng tất cả
chúng ta lập chí tu hành theo phương châm này đều tốt. Tuy nhiên, từ bi mà
không có trí tuệ, giống như ngài Huyền Trang không nhận ra yêu ma, nên luôn bị
nó hại. Tề Thiên thấy được yêu ma, vì Ngộ Không là tâm bất động, thấy bề ngoài
đáng thương, nhưng bên trong là yêu ma.
Phải có
trí tuệ, ta mới quyết định việc đáng làm thì làm, không sợ là Dũng của các vua
Lý Trần. Phật hoàng Trần Nhân Tông đánh giặc không khoan nhượng và tuyên bố
rằng ngài đánh giặc không phải vì ngai vàng, nhưng vì sợ quân Mông Cổ giày xéo
nhân dân Việt Nam. Trong khi thực sự vua Trần Nhân Tông ăn chay trường từ năm
16 tuổi và ngài tu thiền, nhưng phải hai lần lãnh đạo đánh đuổi giặc xong rồi,
ngài rũ áo đi tu. Ngài đánh giặc thể hiện cái Dũng và từ bỏ ngai vàng đi tu
cũng là Dũng.
Tóm lại, theo câu châm ngôn Bi
Trí Dũng, Phật tử thấy việc đáng làm thì sẵn sàng giúp; nhưng tu Pháp hoa, khi
thấy việc đáng giúp nhưng chưa giúp được thì hẹn dịp khác, gọi là thệ nguyện an
lạc. Thấy người đáng thương, nhưng ta không có khả năng thì cố gắng tu hành cho
có khả năng và trong kiếp luân hồi, gặp lại, có đủ điều kiện, ta sẽ giúp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét