Tìm kiếm

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

HAI CHỨNG TRẺ THƯỜNG MẮC DO CHA MẸ VÀ THẦY THUỐC THIẾU HIỂU BIẾT

BS Hồ Hải

Có nhiều phụ huynh mang trẻ đến chỗ của tôi khám bệnh thì ít, mà tôi phải tư vấn tâm lý thì nhiều. Hiện nay có một số trường hợp trẻ mắc chứng tâm lý mà các bậc cha mẹ ngày nay chữ nghĩa thì đầy mình, bằng cấp thì chất đầy nóc tủ, nhưng lại không biết nuôi dạy con chỉ bằng cha mẹ của họ ngày xưa nuôi dạy học, dù cha mẹ họ chỉ là nông dân!

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

VI TIẾU (phần cuối)

Tác giả: Viên Minh
CÓ AI TIN

Thị giả của Phật Tổ Thích Ca là Ngài A-nan được lịnh xuống trần xem thời mạt pháp như thế nào. Chẳng bao lâu, Ngài đã trở về trình bạch:
- Bạch Đức Thế Tôn! Hình như sau khi thế Tôn nhập diệt, ở dưới trần còn có nhiều Phật khác xuất hiện.

VI TIẾU (phần 5)

Tác giả: Viên Minh

49. TRÀ TỲ

Dù đã đi theo thiền, một thiền sinh vẫn còn đầy ắp kiến giải về các luận A Tỳ đàm, Duy Thức, Trung Quán và triết học Đông Tây.
Sư nói:
- Con có biết không, trình tự sa đọa của con người là từ không còn khả năng sống với đạo mới đưa đến đạo lý. Từ không trực nhận đạo lý mới đưa đến triết lý. Từ không hiểu triết lý đưa đến triết học. Khi những hệ thống triết học được hình thành thì sự sống đạo cũng bị… trà tỳ!

VI TIẾU (phần 4)

Tác giả: Viên Minh
37. SINH LÃO BỊNH TỬ

Sau nhiều năm tinh tấn tu hành, một vị tăng vẫn không sao đạt được mục đích mà ông hướng đến là thoát ly sinh, già, đau, chết. Đang lúc buồn nản thì Sư đến thăm. Vị tăng hỏi:
- Làm sao thoát khỏi sinh – lão – bịnh – tử?
Sư than:
- Chỉ tội cho Sinh – Lão – Bịnh – Tử thoát không khỏi ông!

VI TIẾU (phần 3)

Tác giả: Viên Minh

25. BỊ TỰ DO NGĂN NGẠI

Một thiền sinh mới nhập môn quen sống phóng túng theo kiểu “thiền du hí” của anh từ lâu, nên không thể nào chấp nhận luật lệ quá nghiêm cẩn của thiền viện. Anh nói:
- Thiền là tự do giải thoát. Thiền giải phóng con người ra khỏi mọi ràng buộc, vì sao thiền viện này giới luật khắt khe như vậy?
Sư nói:
- Người thật sự tự do thì có thể ung dung trong ràng buộc, cho nên ràng buộc tuy có mà không. Còn người không chịu nổi ràng buộc, vì chưa đủ sức tự tại vô ngại, cho nên ràng buộc vốn không bỗng trở thành ngăn ngại. Tiếc thay, chính anh đã bị tự do ngăn ngại mất rồi!

VI TIẾU (Phần 2)

Tác giả: Viên Minh

13. ĐẤNG PHẠM THIÊN BẤT ĐỘNG

Thiên Sứ xuống trần thấy một đạo sĩ Yoga đang tuyệt thực, ngồi ngay ngắn trong một tịnh thất kín đáo yên tĩnh, thân tâm bất động.
Thiên Sứ hỏi:
- Đạo sĩ ngồi như vậy để làm gì?
- Để thể nhập đấng Phạm Thiên.
Thiên Sứ ngơ ngác nhủ thầm:
- đấng chí tôn ban cho hắn uống ăn, đi đứng, hoạt động, hiểu biết, tư duy, ngủ nghỉ v.v… có cái nào ngăn trở hắn thể nhập với Ngài đâu? Hay là hắn muốn Ngài phải bất động theo hắn?

VI TIẾU (phần1)

Tác giả: Viên Minh

Phân Trần
Trong Thiền viện, thỉnh thoảng chúng tôi được nghe Thầy kể những chuyện vi tiếu. Có những chuyện chúng tôi hiểu lờ mờ, có những chuyện mãi lâu sau mới chợt thấy, lúc đó chúng tôi mới cảm nhận được một nụ cười bao dung tế nhị. Vì thế mà chúng tôi sinh lòng tham hiểu, hễ cứ gặp Thầy là gạn hỏi.

Lời vàng Phật dạy (Kinh Pháp cú - Dhammapada)

Dịch giả Hòa thượng Thích Thiện Siêu
KINH PHÁP CÚ là cuốn kinh chọn lọc những lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế. Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh mà đưa họ đến Niết-bàn an lạc.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Tranh Chăn Trâu Đại Thừa và Thiền Tông


MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn. Mãi đến từ đời nhà Tống, thế kỷ XII, nhiều bộ tranh mới bắt đầu xuất hiện từ các tòng lâm, thiền viện, phản ảnh nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập.

66 lời Phật dạy về cuộc sống

Dưới đây là 66 lời Phật dạy về cuộc sống, những câu nói khá hay của Phật giáo. Các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống.

Lời Phật dạy về lòng tin

Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn.
Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền.

Lời Phật Dạy về chữ Nhẫn (Loiphatday.org)

Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn, do mình tạo, hay người khác tạo ra, gây cho mình bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải nên chúng ta giải quyết bằng lời nói hành động tiêu cực, dẫn đến hiệu quả không tốt đẹp, và tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, và chịu quả báo xấu về sau.

Lời Phật Dạy về đạo làm người (loiphatday.org)

Bấy giờ, đã đến lúc đức Thế Tôn khoác y – bát lên đường vào thành khất thực, trên đường đi, đức Thế Tôn thấy một chàng thanh niên đang lễ bái, là người con có hiếu nên nghe theo lời dạy của cha trước khi mất, cứ mỗi sáng, sau khi tắm gội xong anh ta ra đường thực hành việc lễ bái sáu phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới. Cuộc gặp gỡ là duyên khởi cho bản kinh Thiện Sanh ra đời.

Lời Phật Dạy về đạo làm người (loiphatday.org)

Bấy giờ, đã đến lúc đức Thế Tôn khoác y – bát lên đường vào thành khất thực, trên đường đi, đức Thế Tôn thấy một chàng thanh niên đang lễ bái, là người con có hiếu nên nghe theo lời dạy của cha trước khi mất, cứ mỗi sáng, sau khi tắm gội xong anh ta ra đường thực hành việc lễ bái sáu phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới. Cuộc gặp gỡ là duyên khởi cho bản kinh Thiện Sanh ra đời.

Tìm hiểu về các đạo tràng tu học của người cư sĩ ở Việt Nam (giacngo.vn)

Giác Ngộ - Có được những người bạn cùng chí hướng, cùng lý tưởng để cùng nhau tu tập là một niềm hạnh phúc lớn. Những người bạn đồng tu đóng vai trò khá quan trọng đối với quá trình tu tập của mỗi người. Người xưa đã đúc kết kinh nghiệm ấy thành câu tục ngữ: "Ăn cơm có canh, tu hành có bạn".

Vô Thường (Viên Minh - Trần Minh Tài)


Trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật dạy rằng: "Dù trên không trung, giữa đại dương hay trong hang sâu núi thẳm, không đâu trên thế gian này có thể tránh khỏi tử vong".

Tam Tướng (Tilakkahana): Vô Thường (Aniccà), Khổ não (Dukkha) và Vô Ngã (Anattà) là ba yếu tố căn bản của toàn bộ giáo lý Đức Phật. Thêm vào ba yếu tố này,

Thiên Thai tông (Pháp Hoa tông)

Thiên Thai tông (zh. tiāntāi-zōng 天台宗, ja. tendai-shū) là một tông phái Phật giáo Trung Quốc do Trí Di (538-597) sáng lập. Giáo pháp của tông phái này dựa trên kinh Diệu pháp liên hoa.

Một số lỗi đánh máy trong quyển "KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA" NXB Tôn giáo Hà Nội 2004

Pháp Minh Khoa
Trong quá trình đọc tụng  quyển "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa" NXB Tôn Giáo 2004 (quyển do Hòa thượng Thích Tuệ Hải dịch), Pháp Minh Khoa thấy có một số lỗi đánh máy bản in. Không biết NXB có đính chính chưa nhưng thấy nhiều người không để ý nên Pháp Minh Khoa đã hệ thống lại các lỗi trên để nếu Phật tử nào cẩn thận có thể  kiểm tra lại và nếu thấy đúng thì chữa các từ sai trong tài liệu mình sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến giá trị của KINH.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

NHÂN thừa: NGHI THỨC THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI

Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
Ngoài trường hợp trên, nếu không có thuận tiện để cầu thầy truyền cho, thì phương tiện tự mình đối trước tượng Phật, theo phép như sau đây mà tự thọ.

NHÂN thừa: Bát Quan Trai Giới

A. Mở Ðề
Ðức Phật Thích Ca nói pháp gần 50 năm, có đến 84.000 pháp môn, vô lượng diệu nghĩa. Mặc dù giáo pháp nhiều như thế, nhưng không ngoài ba môn chính là “giới, định, huệ”.
Trong “giới, định, huệ”, thì giới là phần quan trọng, là phần căn bản. Nhờ giới, tâm mới định, tâm có định, huệ mới phát sanh, huệ có phát sanh mới dứt trừ được vô minh phiền não; vô minh phiền não có dứt trừ mới minh tam kiên tánh và thành Phật.

NHÂN thừa: ĂN CHAY

Mở Ðề
Ăn Chay Là Một Phương Pháp Tu Hành Của Người Phật Tử
Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tất cả chúng sanh đều thành Thánh cả rồi. Ðức Phật Thích Ca, khi còn là một vị Thái Tử, đã nói một câu đầy ý nghĩa: “Sự sống sống bằng sự chết”.

NHÂN thừa: Tụng kinh, trì chú, cúng Phật

A.- Mở đề
Người Phật tử, nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật, thì cũng chưa có thể gọi là thuần thành. Người Phật tử thuần thành còn phải tụng kinh, trì chú và niệm Phật. Vả lại nếu bỏ qua ba phần sau này, thì ba phần trước là thờ, lạy và cúng khó có thể viên dung cả Sự và Lý được.

NHÂN thừa: Thờ Phật, Lạy Phật, Cúng Phật

A. Mở Ðề
Xưa nay, những bậc có công ơn lớn đối với Quốc gia, xã hội đều được tôn sùng, nhưỡng mộ. Sự tôn sùng ngưỡng mộ này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo gương sáng

NHÂN thừa: SÁM HỐI

A.- Mở Ðề
Chúng ta sống trên đời này không ai là hoàn toàn trong sạch. Phật thường dạy: “Phàm còn xuống lên ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi”.
Thật thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được?

NHÂN thừa: Ngũ GIỚI

A.-Mở Ðề
Sau khi quy y Tam bảo phải sống đúng theo quy luật mà Ðức Phật đã chế ra, để tiến bước trên đường Ðạo. Quy luật ấy là Ngũ Giới. Người theo đạo Nho phải sống đúng theo Tam cương, Ngũ thường, thì người theo Ðạo Phật cũng không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới.
Người đã phát tâm quy y Tam Bảo là đã bước chân lên nấc thang giải thoát, nhưng nếu không giữ năm giới là chỉ mới bước một nấc đầu rồi dừng lại, không thể tiến đến giải thoát thật sự được.

NHÂN thừa: Quy y Tam Bảo

A-Mở Ðề:
Cảnh giới Ta bà của chúng ta là một cảnh giới đầy mê mờ và dục vọng. Chúng ta đang lặn hụp trong bể nước mắt củađau khổ và bùn nhơ của dục vọng, sống trôi lăn trong cảnh ấy, chúng ta khó thấy được bến bờ sáng sủa, yên ổn để lội vào. Thật là đáng thương cho thân phận con người chúng ta.
Nhưng bản nguyện chúng ta đâu có thế! Chúng ta, từ vô thỉ, ở nơi nguồn chơn vắng lặng, sáng suốt vô cùng. Vì một niệm bất giác, khởi vô minh vọng tưởng, nên chúng ta bị quay cuồng trong sanh tử, trôi nổi trong ba cõi sáu đường.

Lược Sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni (phần 2: Từ thành Đạo đến nhập Niết bàn)

Trích trong PHẬT HỌC PHỔ THÔNG  của Hòa thượng Thích Thiện Hoa
A – Mở Ðề:
Trong bài trước chúng ta đã thấy Ðức Phật Thích Ca vì một đại nguyện lớn lao, vì một lòng từ bi vô bờ bến mà xuất gia tìm Ðạo. Ðại nguyện và lòng từ bi lớn lao ấy là:”cầu thành Phật quả để trên đền đáp bốn ơn sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ”.
Cho nên sau khi giác ngộ, Ngài không vội nhập Niết bàn, mà nghĩ ngay đến sứ mạng của Ngài là: Thay thế chư phật đời trước, tiếp tục chuyển mê khai ngộ cho tất cả mọi người.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Ảnh chuyến hành hương Hà Tĩnh của Đạo tràng Pháp Hoa chủa Lý Quốc Sư HN

NHân dịp đầu xuân Quý Tỵ, Đạo tràng Pháp Hoa chùa Lý Triều Quốc Sư đã tổ chức chuyến đi hành hương đến một số chùa ở Hà Tĩnh

Hòa thượng Thích Trí Quảng trồng cây tại Trường ĐH kỹ thuật y tế Hải Dương

Ngày 20/4/2013, nhân dịp dự lễ động thổ tôn tạo chùa Phong Hanh tại TP Hải Dương, Hòa thượng tôn sư Thích Trí Quảng đã đến thăm trường ĐH kỹ thuật Y tế Hải Dương, trồng cây lưu niệm và nói chuyện với cán bộ giảng dạy, sinh viên.

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA

Phẩm “Tựa” của kinh Pháp Hoa còn cho biết, tại đạo tràng Kì-xà-quật (gần thành Vương-xá), đức Phật đã nói kinh Vô Lượng Nghĩa này trước khi nói kinh Pháp Hoa. Sau khi nói kinh Vô Lượng Nghĩa – là pháp môn đã do tự Ngài chứng đắc, đem giáo hóa hàng Bồ-tát đại thừa – Ngài liền nhập định “Vô lượng nghĩa xứ”; và sau khi xuất định, Ngài đã nói kinh Pháp Hoa. Vì vậy chư vị cổ đức đều nói rằng, kinh Vô Lượng Nghĩa này chính là tiền đề, là phần mở đầu của kinh Pháp Hoa; có thể nói, nội dung của toàn bộ kinh Pháp Hoa là khai triển ý chỉ của kinh Vô Lượng Nghĩa vậy.

PHÁP HOA KINH THÂM NGHĨA ĐỀ CƯƠNG - Pháp sư THÍCH TỪ THÔNG


Vấn đề: Vì sao đồng bào Phật tử ham tụng kinh Pháp Hoa ? Có sự linh nghiệm, cảm ứng thế nào ? Tôi xin phép miễn bàn về mặt đó.       Riêng tôi xin dâng hết tâm thành lên Đức Phật, mà khẳng định rằng: "Tụng kinh giả, minh Phật chi lý" nghĩa là: Đọc kinh cốt để tìm hiểu giáo lý Đức Phật muốn dạy gì cho mình. 

Kinh PHÁP HOA GIẢNG GIẢI - Lê Sỹ Minh Tùng


Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa. Kinh đạt đến địa vị tột cùng của nó là vua của tất cả các kinh vì kinh ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy, suy luận của con người bình thường và có công năng đưa người tu thẳng đến cứu cánh tối thượng là thành Phật.

Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hằng Ngày

 Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật). Sự chuyển hóa rất mạnh mẽ, bùng nổ, toàn triệt như rất nhiều chữ trong kinh đã nói lên điều đó. Có lẽ vì théá mà kinh được xưng là “vua của các kinh”, với rất nhiều đoạn ca ngợi sự ích lợi, công đức của người thọ trì kinh.

Học Tây Du Ký: Phim phát trên VTV năm 1986 Full


Đối với người thường, Tây du ký chỉ là tiểu thuyết hư cấu thể loại thần tiên ma quái. Đối với người học Phật, nếu có duyên và chịu suy nghĩ sẽ học được nhiều điều từ câu chuyện tưởng là phỉ báng Phật pháp này.

ĐỨC PHẬT DẠY , LÀM NGƯỜI CÓ 20 ĐIỀU KHÓ

Việt - Nhật Những Câu Chuyện Phật Giáo - Phim Tài Liệu

CHÂM NGÔN CUỘC SỐNG

Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Triết lý kinh Pháp hoa - Thượng tọa Thích Tâm Đức


Một bộ kinh Đại thừa Phật giáo – được dịch thành nhiều thứ tiếng, được nhiều học gỉa nghiên cứu, được tụng đọc bởi nhiều người ở các nước Đông Á và là nền tảng của nhiều tông phái Phật giáo nổi tiếng ở Trung Hoa và  Nhật Bản – đó là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh hay nói ngắn gọn là Pháp Hoa.

Tóm tắt 28 phẩm kinh Pháp hoa - Thượng tọa Thích Tâm Đức


Kinh Pháp Hoa chứa đầy những khái niệm, hình ảnh, hoạt cảnh và thí dụ sống động. Tuy nhiên, tất cả chúng đều nhắm đến trạng thái giác ngộ bí ẩn của Đức Phật ở nơi Phẩm Tựa, là trạng thái được gọi là Pháp hay Diệu Pháp. Đây cũng là nguồn cảm hứng vô  tận cho nhiều học giả và độc giả qua mọi thời đại. 

Mười Tông Phái Phật Giáo ở Trung Hoa: THIỀN TÔNG (phần 2)

Trích trong PHẬT HỌC PHỔ THÔNG  của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Sự Truyền Thừa Thiền Tông Ở Trung Hoa
1.- Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma, sơ Tổ của Thiền Tôn ở Trung Hoa.
Sau khi Ngài Bát Nhã Ða La, vị Tổ 27 của Thiền Tôn ở Âún-Ðộ, ấn chứng cho làm tổ thứ 28, Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma ở lại Ấn Ðộ ít lâu, rồi vâng lời phú chúc của sư phụ, Ngài sanh Trung Hoa truyền đạo.

Mười Tông Phái Phật Giáo ở Trung Hoa: THIỀN TÔNG (phần 1)

Trích trong PHẬT HỌC PHỔ THÔNG  của Hòa thượng Thích Thiện Hoa


I.-Mở Ðầu
Thiền tôn thuộc cả Ðại Thừa và Tiểu Thừa, cũng như bao nhiêu tôn phái khác trong Phật Giáo, vị khai sáng đầu tiên của Thiền tôn vẫn là đức Phật. Trước Ngài , sự tham thiền nhập định của các ngoại đạo không phải là không có. Nhưng đến Ngài, phương phápthiền định mới đạt đến chỗ rốt ráo.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Mười Tông Phái Phật Giáo Ở Trung Hoa: TỊNH ĐỘ TÔNG

Trích trong PHẬT HỌC PHỔ THÔNG  của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Tôn này thuộc về Ðại- thừa, chủ trương dạy người chuyên tâm niệm Phật đẻ được cảnh vãng sanh về Tịnh độ của Phật A-DI-Ðà. Do đó, tôn này mới có tên là Tịnh độ tôn.
Ðây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng. Với pháp môn này, bất luận hạng người nào, trong thời gian nào, hoàn cảnh nào, củng có thể tu hành được cả

Mười Tông Phái Phật Giáo Ở Trung Hoa: LUẬT TÔNG

Trích trong PHẬT HỌC PHỔ THÔNG  của Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Không phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hòan cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát-triển được về bề sâu cũng như bề rộng.

Nhân Sinh Quan Phật Giáo

Trích trong PHẬT HỌC PHỔ THÔNG  của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

A.- Mở Ðề:
Ðã là người không ai không băn khoăn tự hỏi mình do đâu mà có? Sự hiện diện của mình trên cõi đời này như thế nào? Hoàn cảnh của mình sống như thế nào? v.v…Thật là bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu câu hỏi làm người ta băn khoăn, thắc mắc, ăn không yên, ngũ không yên.

Vũ Trụ Quan Phật Giáo

Trích trong PHẬT HỌC PHỔ THÔNG  của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

A.- Mở Ðề:
Một câu nan giải nhất của nhân loại:
“Vũ trụ từ đâu mà có”?
Từ xưa đến nay câu hỏi này đã làm cho bao nhiêu đầu óc phải vô cùng bối rối, thắc mắc, và có khi đến cuồng loạn. Bao nhiêu mực đã chảy, bao nhiêu giấy đã chất chồng, bao nhiêu bọt mép đã khô cạn để thuyết minh về vấn đề trên. Nhưng cuối cùng nhân loại vẫn chưa thấy được thỏa mãn.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải - Hòa thượng Thích Thanh Từ

Tên kinh, bản chữ Hán nói đủ là “Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm”, gọi tắt là Diệu Pháp Liên Hoa, nói gọn nữa là kinh Pháp Hoa. Tên kinh được cấu tạo theo đề ghép, thuộc loại pháp dụ. Diệu Pháp là pháp, Liên Hoa là dụ. Theo kinh Pháp Hoa, Diệu Pháp là Tri kiến Phật có sẵn nơi mỗi chúng sanh, còn gọi là Pháp thân thanh tịnh hay Phật tánh...

Lược giảng kinh Pháp Hoa - Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
Đây là kết mấy lần tôi giảng cho Tăng Ni Phật tử khi hội đủ cơ duyên.
Pháp Hoa là kinh được phổ biến rộng rải cả về mặt đọc tụng, lý giải, hành trì tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam xưa nay.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch và chú giải


KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 

Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán Dịch
Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Việt Dịch
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1988 - PL 2530

Hành trang người học Phật 6: Ý Nghĩa Niệm Phật Di Đà

Hòa thượng Thích Trí Quảng 


Đức Phật đưa ra nhiều pháp môn tu khác nhau để thích ứng với nhiều nghiệp chướng trần lao của chúng sinh ở Ta bà. Tuy nhiên, các pháp môn tu không ngoài mục tiêu ngăn chận phiền não, trần lao cho chúng sinh và giúp mọi người được giải thoát.

Hành trang người học Phật 5: Ý Nghĩa Tụng Kinh Dược Sư Và Niệm Phật Dược Sư

Hòa thượng Thích Trí Quảng 


Đức Phật Thích Ca cho biết trong thế giới mười phương đều có vô số các Đức Phật. Và Ngài giới thiệu cho chúng ta hai vị Phật đặc biệt có duyên với chúng sinh ở Ta bà. Đó là Đức Phật Di Đà ở thế giới phương Tây và Đức Phật Dược Sư ở thế giới phương Đông.

Hành trang người học Phật 4: Ý Nghĩa Lạy Hồng Danh Sám Hối

Hòa thượng Thích Trí Quảng 
Trong mùa tu gia hạnh năm nay, Thầy chia ra ba tuần tu như sau: Tuần thứ nhất, chúng ta lạy Hồng danh sám hối tội căn để nghiệp tiêu trừ thì tuần thứ hai, mới thọ trì Bổn môn Pháp Hoa và tuần thứ ba, chúng ta tụng kinh Bát Đại Nhân Giác, suy nghĩ về sự thành đạo của Đức Phật để chúng ta nỗ lực thực hiện trong cuộc sống.

Hành trang người học Phật 3: Ý Nghĩa Lạy Hồng Danh Pháp Hoa Và Tụng Bổn Môn Pháp Hoa Kinh

Hòa thượng Thích Trí Quảng 
Tất cả pháp môn tu của Phật dạy đều là phương tiện nhằm diệt khổ và làm cho chúng ta an lạc. Trước tiên, bản thân chúng ta phải được an lành, mới giúp cho người khác an. Mình chưa an mà nghĩ đến mang an vui cho người là sai lầm lớn.

Hành trang người học Phật 2: Năm Giới Của Người Phật Tử Tại Gia

Hòa thượng Thích Trí Quảng 
Đức Phật dạy muốn được an lạc, giải thoát trên thế gian đầy cạm bẫy hiểm nguy, phải tu giới. Ngài nói rõ rằng mọi người đau khổ, không được giải thoát, vì không có trí tuệ, không biết, nên phạm nhiều sai lầm.

Hành trang người học Phật 1: Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Hòa thượng Thích Trí Quảng 
Tam Bảo là điểm nương tựa khởi đầu, là nền tảng căn bản rất quan trọng mà tất cả Phật tử tại gia cần ý thức và thể hiện tốt đẹp trong cuộc sống.

Bài giảng của Hòa thượng tôn sư: Đạo đức của người tại gia

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
Chủ đề này trùng hợp với ngày thế giới quan tâm đến đạo đức con người. Ngày nay, thế giới có nhận thức mới là ngoài việc đề cao khoa học thực tiễn, người ta còn đề cao giá trị tinh thần; vì nếu vật chất phát triển mà tinh thần lại bị sa sút thì đó là một tai họa lớn sẽ dẫn đến sự hủy diệt cuộc sống con người.

Bài giảng của Hòa thượng tôn sư: Con đường tâm linh của người Phật tử

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
   Có thể nói từ khi loài người hiện hữu trên trái đất này, hầu như ai cũng nghĩ về đời sống tinh thần và cội nguồn của mình. Vì thế, con đường tâm linh đã được nhiều người lý giải, triển khai theo nhiều hướng khác nhau.

Bài giảng của Hòa thượng tôn sư: Bốn điều tâm đắc

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
     Đắc nhân tâm là được lòng người. Người ta làm được việc trước tiên phải được lòng người; mất lòng người thì việc nhỏ cũng không làm được, huống là việc lớn. Phật tử phải luôn trân trọng điều tốt và bạn tốt hiện tại, đồng thời tranh thủ nhân tâm là tìm thêm bạn tốt. Bạn tốt của chúng ta càng đông, việc chúng ta càng lớn.

Bài giảng của Hòa thượng tôn sư: Bốn điều như ý

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
    
       4 điều như ý nằm trong 37 trợ đạo phẩm của Đức Phật đưa cho Tỳ kheo để từng bước đi vào con đường giải thoát.

Bi Trí Dũng

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
         
Chủ đề Bi Trí Dũng được rút ra từ đại hùng, đại lực, đại từ bi. Đức Phật đã ra khỏi sanh tử luân hồi, nhưng Ngài nguyện vào Nhà lửa tam giới là vào cảnh khổ của chúng sanh để độ thoát chúng sanh.

Ảnh chùa Huê Nghiêm 2 (Q2 TP HCM)

Một số ảnh do PMK chụp cảnh Chùa nhân dịp tham dự khóa học về nghi thức Pháp Hoa ngày 5 ~ 9/7/2013

Hòa thượng Thích Trí Quảng: Vào chùa cứu đời chứ đừng... tránh đời

Tu đạo nhưng không xa rời cuộc sống đời thường, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM chia sẻ chuyện đời, chuyện Phật

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Biểu tượng hoa sen trên kiến trúc tháp Phổ Minh và triết lý Phật giáo thời Trần


Trên thế giới, ít có loài hoa nào ra đời sớm, phổ biến với nhiều biểu trưng cao quý như hoa sen. Dáng hình đẹp, màu sắc trang nhã, hương thơm thùy mị, thanh khiết, không nhiễm bẩn...

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

50 danh ngôn của Đức DALA LAMA 14

Thượng tọa Thích Nhật Từ đã sưu tầm và dịch

50 danh ngôn của Đức DALA LAMA

66 câu Phật học làm chấn động Thiền ngữ thế giới

Nên dành chút thời gian xem và kiểm nghiệm cuộc sống bản thân

Kiến trúc và nghệ thuật Phật giáo

Sẽ đăng bài sau

Cương yếu Kinh Pháp Hoa - Hòa thượng Thích Trí Quảng

Pháp Hoa là bộ kinh mà tôi rất tâm đắc và chọn làm pháp môn tu cho mình. Trên bước đường tu hành, tôi thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa hơn 50 năm và đã thuyết giảng bộ kinh này hơn 40 năm.

Lược giảng Bổn môn Pháp Hoa Kinh - Hòa thượng Thích Trí Quảng

Để giúp các chúng sinh Đạo tràng Pháp Hoa hiểu được đầy đủ ý nghĩa và giá trị của bản Kinh Bổn môn Pháp Hoa, Hòa thượng tôn sư Thích Trí Quảng đã soạn tài liệu "Lược giảng Bổn môn Pháp Hoa Kinh".

Kinh Bổn Môn Pháp Hoa - Hòa thượng Thích Trí Quảng

Bổn môn Pháp Hoa kinh do Hòa thượng tôn sư Thích Trí Quảng đúc rút sau nhiều năm nghiên cứu, tu tập Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Kinh Pháp Hoa). Hiện nay  trong các khóa lễ tại của Đạo tràng Pháp Hoa sử dụng Kinh Bổm môn Pháp Hoa để đọc tụng và làm cơ sở hành trì.
Muốn tả thành hành giả Pháp Hoa phải tinh tấn học thuộc bản Kinh này và thực hành đúng nghi thức (xem tài liệu hướng dẫn nghi thức Pháp Hoa)

Lời Phật dạy

Đang biên tập, sẽ cập nhật bài sau

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Xuân Pháp Hoa – Hòa Thượng Thích Trí Quảng

Diệu Pháp Liên Hoa nghĩa là tâm sáng suốt như viên ngọc minh châu và thân trong sạch không nhiễm trần như hoa sen vươn lên từ bùn nhơ. Vì vậy, Diệu Pháp Liên Hoa tiêu biểu cho sự cao quý vô cùng của Đức Phật và cũng là lý tưởng của những người đang tiến bước trên lộ trình hướng đến quả vị Phật.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Ly kỳ chuyện "nữ thí chủ heo" cốt tinh của người quy y cửa Phật

Một du khách bỗng hét lên: “Heo năm móng bà ơi! Heo này thiêng lắm, là cốt tinh của người đấy! Nó vào chùa là có duyên với nhà chùa rồi bà ạ”.

Hãi hùng 3 năm bắn chim bị "báo oán" 18 năm đau đớn

Khi còn đi học, tôi hoàn toàn không tin Phật, Bồ Tát, Tội, Phước-Đức hay nhân-quả báo ứng gì cả. Tôi cho rằng đây là chuyện của những người mê tín, thiếu học vấn, chứ còn người có học thức thì không tin những việc nầy.

Vài nét về đạo tràng Pháp Hoa

Dưới sự hướng dẫn tâm linh của Hòa thượng Thích Trí Quảng, đạo tràng Pháp Hoa (ĐTPH) được thành lập trải rộng từ thành phốHồ Chí Minh cho đến mũi Cà Mau; ở miền Bắc từ thủ đô Hà Nội đến tận Móng Cái và ngày nay có mặt tại nhiều nước có cộng đồng Việt Nam sinh sống.

Đạo tràng Pháp hoa miền Bắc – 10 năm một chặng đường phát triển

Năm 1979, lần đầu tiên ra Bắc, được tham vấn Hòa thượng Thích Trí Độ - Hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, được tham quan một số di tích Phật giáo miền Bắc, Hòa thượng thấy cảnh chùa tiêu điều, hiếm có hình bóng Tăng Ni. Nhưng nhìn chiều sâu theo kinh Pháp hoa, Hòa thượng có niềm tin vững chắc rằng Phật giáo miền Bắc rồi sẽ phát triển.

Mười Tông Phái Phật Giáo ở Trung Hoa: Pháp Hoa Tông Hay Là Thiên Thai Tông

Trích trong PHẬT HỌC PHỔ THÔNG  của Hòa thượng Thích Thiện Hoa
I.- Duyên Khởi Lập Tông 
Thiên thai tôn được khởi xướng từ Bắc tế. Do Ngài Huệ văn Thiền sư dựa vào bộ tríd độ luận mà lập ra pháp ''Nhứt tâm quan quán''. Pháp quán này được truyền cho Ngài Nam Nhạc Huệ Tự Thiền sư. Ngài Huệ Tự lại truyền cho Ngài Trí Giả ở núi Thiên Thai. Ngài Trí Giả là một bậc đại sư , y theo kinh pháp hoa, bổ túc thêm cho pháp ''Nhứt tâm quan quán'' được hoàn bị và lập thành một tôn pháp có uy thế ở núi Thiên Thai.Do đó mới có tên là Thiên Thai tôn (hoặc gọi Pháp hoa tôn).

Lược Sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni (phần 1: Từ giáng sinh đến thành Đạo)

Mở Ðề:
Ðời Ðức Phật Thích Ca Là Một Tấm Gương Sáng
Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị* nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ðạo Phật

A-Mở Ðề:
Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.
Người đời thường nói một cách hời hợt cho qua chuyện, “Ðạo nào cũng tốt!”. Lời nói ấy, hoặc vì xã giao để cho vui lòng khách, hoặc vì chưa rõ bề mặt trong của các Ðạo khác nhau thế nào, nên mới ra như thế. Thật ra về mục đích thì đạo nào cũng có giá trị của nó, chẳng qua chỉ hơn nhau về từng bậc cao thấp mà thôi.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Học Tây Du Ký 01: NHững đánh giá khác nhau về giá trị Phật học trong tác phẩm TÂY DU KÝ

Tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân ...là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là 1 trong 4 đại danh tác thời Minh Thanh. 
Tiểu thuyết mượn sự kiện chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để lấy kinh
Tuy nhiên nhận định về giá trị của tác phầm có nhiêu điểm trái chiều: hoặc khen Ngô Thừa Ân là người am hiểu Phật pháp và truyền tải nhiều sự tích, giáo lý của Đạo Phật góp phần quảng tuyên Đạo Phật; hoặc đánh giá thấp, phê phán cho rằng tác phẩm Tây du ký phỉ báng đạo Phật.