A. Mở Ðề
Người Tây phương thường chê
đạo Phật là tiêu cực. Thật ra, giáo lý của đức Phật như chúng ta đã học trong
mấy khóa phổ thông và nhất là trong khóa IV này, chứng tỏ một tinh thần vô cùng
tích cực, lợi tha, cứu thế. Nhưng trong thực tế, chúng ta phải công nhận rằng,
phần đông các nhà hành đạo trong quá khứ; vì thiếu phương tiện và khả năng
chuyên môn nên chỉ hoằng pháp lợi sinh bằng phương tiện nội điển, mà không đi
sâu vào các ngành sinh hoạt khác của xã hội. Do đó, Ðạo Phật bị thu hẹp phạm vi
hoạt động và mất rất nhiều ảnh hưởng trong đời sống đại đa số quần chúng.
Nhất là trong thế giới phức
tạp ngaỳ nay, mà lòng người bị chi phối rất nhiều vì những sinh hoạt kinh tế,
chính trị văn hóa,…nếu người hành đạo cứ giữ những lề lối cũ, không có những
phương thức hoằng pháp thich hợp với xã hội mới, không có những kiến thức và
khả năng thích hợp với các ngành hoạt động trong xã hội, thì đạo Phật sẽ mất
dần ảnh hưởng và không giữ được vai trò lãnh đạo của mình nữa.
Những ý nghĩ trên đây không
phải là những phát minh mới mẽ gì của chúng tôi, mà chính hơn 2.500 năm trước,
đức Phật đã nghĩ đếùn trong dạy các Ðệ tử của Ngài phải học Ngũ minh, nếu muốn
truyền giáo cho có hiệu quả.
Vậy Ngũ minh là gì và có tầm
quan trọng thế nào? Ðó chính là vấn đề mà chúng ta sẽ đề cập dưới đây:
B. Chánh Ðề
I. Ðịnh Nghĩa
Ngũ minh là gì? Ngũ minh là
năm kiến thức người hoằng pháp cần phải có, phải hiểu biết.
Những kiến thức ấy là những
kiến thúc nào? Ðó là những kiến thức về nôi minh, nhân minh, thanh minh, công
xảo minh và y phương minh.
II.
Giải Rõ Về Ngũ Minh
1. Nội minh.
Trước tiên, người hoằng pháp phải cần có Nội
minh, nghĩa là phải có kiến thức về nột điển Phật giáo.
Muốn hoằng pháp, nghĩa là
muốn đem giáo pháp truyền bá trong quần chúng để mọi người đeù hưởng sự lợi
ích, thì trước tiên mình phải tự tìm hiểu giáo lý của đạo Phật cả. Chúng ta đã
biết rằng không hiểu giáo lý, thì không ai có thể thực hành đúng theo Phật pháp
được.Những tình trạng lộn xộn, mê tín, lố lăng của Ðạo Phật Việt Nam, sở dĩ có
ra cũng vì người hành đạo thiếu sự am tường giáo lý nội điển. Vì không biết rõ
nội điển cho nên không biết chủ trương chân chính của đạo Phật. Do đó, người ta
mới đi sâu vào những hành động sai lầm: vàng mã, đồng bóng, cúng sao cúng hạn,
dời mả, giết hại sing vật để tế Thần tế Thánh, cúng kiến ông bà.
Muốn cho tình trạng ấy chấm
dứt, người hoằng pháp phải tự mình thông hiểu giáo điển và truyền bá giáo lý
cho tất cả tín đồ. Bao giờ cúng nên nhớ rằng đạo Phật chủ trương hiểu rồi mới
làm, mà không hiểu tức là bị lạc đường lầm nẻo. Ðứng ra hướng dẫn tín đồ mà
chưa hiểu được nôi giáo, là một chuyện nguy hiểm vô chừng. Không ai có thể tha
thứ được cái thái độ “nhứt manh dẫn quần manh” ấy.
Tăng giới phải là bực thông
hiểu giáo lý đã dành. Các bậc cư sĩ đứng ra làm Phật sự, điều khiển những tổ
chức Phật học cũng không thể không hiểu giáo lý. Một tệ đoan mà chúng ta thấy
cần pahỉ sửa chữa gấp là phải làm thế nào cho những phần tử trong bộ máy của
các tổ chức Phật học phải là những người có học đạo.
Chúng ta không thể nào không
lo sợ khi thấy những người thiếu học Phật, đứng giữ địa vị tỏ chức và điều kiện
trong một Hội Phật học hay một cơ quan giáo dục như gia đình Phật tử chẳng hạn.
Cho nên người có hoằng pháp
có bổ phận phải am tường nội điển. Phải tìm hiểu giáo lý hàm chứa trong ba
tạng: Kinh, Luật, Luận. Giáo lý cao siêu trong ba tạng phân làm ba hệ thống rõ
ràng:
a) Hệ thống Bát nhã: Giáo lý chân
không chủ trương rằng vạn pháp là không thực, để hiển lý tánh chân không.
b) Hệ thống Pháp tướng: Giáo lý Duy thức
chủ trương vạn pháp không thực tánh và có là do thức biến hiện ra ngàn sai muôn
khác.
c) Hệ thống Pháp tánh: Giáo lý pháp
tánh là dẫn tướng qui tánh, chủ trương đạt đến chơn như, các pháp đều do chơn
như duyên khởi mà có.
Về mỗi hệ thống giáo lý, có
vô số pháp môn để chúng sinh thực hành và đạt đến quả vị giác ngộ. Người hoằng
pháp cần thông hiểu các hệ thống giáo lý và các pháp môn phương tiện để có thể
xem ra ứng tiếp với xã hội cho hợp tời và hợp cơ. Tóm lại, sự hiểu biết về nội
điển là điều quan hệ vào bậâc nhất.
2. Nhân minh.
Am tường giáo lý chưa đủ. Muốn trình bày giáo
lý ấy một cách rỏ ràng, khúc chiết, muốn lập thuyết vững vàng, người hoằng pháp
cần phải dựa trên một phương pháp luận lý; phương pháp luận lý ấy gọi là nhân
minh.
Nhân minh là gì? Là một môn
luận lý học của Phật Giáo, chủ trương chứng minh lập thuyết bằng “Nhân”, nghĩa
là bằng cách suy cứu đến lý do.
Bộ sách vĩ đại làm căn bản
cho Nhân minh học là Nhân minh đai sớ. Ở đây, chúng ta tìm hiểu qua đại cương
để hiểu thế nào là Nhân minh mà thôi.
Một lập luận đầy đủ theo
Nhân minh phải có ba phần: Tôn, Nhân, Dụ, gọi là tam chi tác pháp. Tôn là chủ
trương của mình. Nhân là lý do thành lập chủ trương ấy. Dụ là những sự kiện đem
ra để chứng minh (có thuận và nghịch). Ví dụ:
-
Tôn: Ông Nguyễn Văn A phải chết.
-
Nhân: Vì ông Nguyễn Văn A đã có kúc bị sanh ra.
-
Dụ: Phàm cái gì đó sinh tất phải có chết, như Không
Tử, Trần Trọng Kim v.v…(đông dụ). Trái lại, phàm cái gì không có sanh tất không
có chết, như hư không (dị dụ) v.v..
Ðồng dụ là những thí dụ đồng
loại (có sinh có diệt). Di dụ là những thí dụ khác loại (không sinh thì không
chết).
Ta thêm một ví dụ khác:
-
Tôn: Trò B sẽ bị phạt
-
Nhân: Vì trò B học bài không thuộc.
-
Dụ: Phàm, ai không thuộc bài thì đều bị phạt cả, như
trò C, trò D, trò C (đồng dụ). Phàm, ai thuộc bài thì đều không bị phạt như trò
Mít, trò Ổi.
Ta nhận thấy môn luận lý
nhân minh có hơi giống với luận lý học hình thức (syllogisme) của phương tây,
và lại đầy đủ tinh vi hơn luận lý học này, vì nó có đủ tính cách diễn dịch và
qui nạp.
Ba phần chính của môn luận
thức nhân minh, phải có liên lạc mật thiết với nhau. Nhân bao giờ cũng quan hệ
đến Tôn, phải triệt để có tính cách của đồng dụvà tuyệt đối không có tính cách
của di dụ. Còn dụ bao giờ cũng phải dính líu đến Tôn và Nhân. Mỗi phần Tôn,
Nhân, Dụ muốn đứng vững được, cần phải tránh nhiều lỗi. (Xem quyển PHPT khóa
IX).
Học nhân minh có mục đích là
biết phán đoán chân ngụy, thuyết phục ngoại đạo và đọc được các bộ luận về pháp
tướng học, bởi vì các Tổ ngày xưa theo lối lập luận này trong khi viết các bộ
luận kia.
3. Thanh minh.
Ðây là môn học về ngữ môn văn tự, về âm thanh
và về văn học. Sự truyền giáo cũng đã rất cần đến môn học này. Xưa các vị Tổ sư
muốn đem giáo pháp truyền bá ở các nước, đã phải thông hiểu về các thứ sinh
ngữ,đã phải có tài phiên dịch và trước tác. Nhiều bộ sách đạo lý lưu truyền đến
tận nay mà cũng phải nhận là có những giọng văn sáng sủa lưu loát, chính là nhờ
ở căn bản về thanh minh rất rộng rãi vậy.
Trong Phật giáo, chỉ có
Thiền tông chủ trương không chú trọng mấy về văn tự. Các tôn phái khác đều cần
đến thanh minh; Người tu học cần phải có kiến thức về văn học mới có thể học
hiểu giáo lý tu tập; nn môn học này. Xưa các vị Tổ sư muốn đem giáo pháp truyền
bá ở các nước, đã phải thông hiểu về các thứ sinh ngữ,đã phải có tài phiên dịch
và trước tác. Nhiều bộ sách đạo lý lưu truyền đến tận nay mà cũng phải nhận là
có những giọng văn sáng sủa lưu loát, chính là nhờ ở căn bản về thanh minh rất
rộng rãi vậy.
Trong Phật giáo, chỉ có
Thiền tông chủ trương không chú trọng mấy về văn tự. Các tôn phái khác đều cần
đến thanh minh; Người tu học cần phải có kiến thức về văn học mới có thể học
hiểu giáo lý tu tập; người truyền giáo phải có kiến thức về văn học để phiên
dịch, trước tác với các nước Phật Giáo trên hoàn cầu.
Hiện nay, người Phật tử Việt
Nam rất cần đến thanh minh: Phật Giáo Việt Nam đang đòi hỏi một kho kinh điển
bằng tiếng Việt làm tài liệu học tập và truyền bá. Như thế các nhà hữu tâm của
Phật Giáo phải lưu ý đến việc học tập văn chương và ngoại ngữ để có thể kiến
thiết một nền Phật học bằng quốc văn.
4. Công xảo minh.
Ðây là môn học về công nghệ
và kỹ thuật:
Trong công cuộc hành đạo,
người tín đồ của Phật Giáo nhận thấy cần có đủ điều kiện kinh tế, mới có thể
lập ra những cơ quan tu học cho Tăng giới, cho cư sĩ, mới có thể thành được
những tổ chức cứu tế, giúp đỡ cho người nghèo đói tật nguyền, thể hiện lòng từ
bi bác ái. Công nghệ và kỹ thuật mỗi ngày mỗi thêm tiến bộ, người Phật tử cần
phải học tập để óc những phương tiện hành đạo rộng rãi trong phạm vi xã hôi
nhân sinh.
Công nghệ và kỹ thuật, nếu
chỉ là lợi khí cho sự kinh doanh vụ lợi ích kỷ, thì không đáng cho ta phải bận
tâm. Công nghệ và kỹ thuật ấy tiến bộ chừng nào, thì gây đau khổ cho loài người
chừng ấy, bởi vì chúng sẽ biến ra lợi khí tranh giành, cướp đoạt và bóc lột. Kỹ
thuật tiến bộ của máy móc, của bom đạn đã là một sự đe dọa ghê ghớm.
Người Phật tử học lấy công
nghệ và kỹ thuật rồi đem công nghệ và kỹ thuật phụng sự nhân loại, thể theo
lòng vị tha và bác ái muốn cho muốn loài có hạnh phúc chân thực, tránh những
tai hạo do dục vọng gây nên.
5. Y phương minh.
Ðây là môn học về các phương
pháp chữa bệnh. Các đức Phật là những nàh lương y, trị cả tâm bệnh và cả thân
bệnh cho chúng sinh, đức Dược Sư Lưu Ly là một gướng sáng. Thế gian này đầy dẫy
những bệnh nhân đau khổ về vật chất lẫn tinh thần. Những phương thuốc chữa bệnh
tinh thần đã đành rằng rất cần thiết, nhưng những phương thuốc chữa bệnh về vật
chất cũng không phải là không quan trọng. Người Phật tử nếu có được những thời
giờ rảnh rang nên học chuyên môn về thuốc, để có thực hành một công tác xã hội
rất thích hợp với lòng từ bi: đó là sự chữa bệnh. Các bác sic các lương y, nếu
là Phật tử thì đã có trong tay một phương tiện hành đạo rất quan trọng. Ðem sự
an ủi đến cho người bệnh, nâng đỡ họ trong cơn ốm đau, cử chỉ đó thực có thể
tiêu biểu được một phần nào tinh thần cứu thế tích cực của đạo Phật.
Chúng ta hy vọng rằng sau
này Phật Giáo sẽ có được những bệnh viện do Phật tử chăm Ngài on, và mỗi một
gnôi chùa địa phương, có thể có một cơ quan cấp cứu tương trợ cho đồng bào
trong những lúc nguy biến ngặt nghèo.
C. Kết Luận:
Trong thời đại hiện tại, xã
hội đòi hỏi một phương thức hoằng pháp rộng rãi hơn. Chúng ta không có thể áp
dụng những phương tiện nhỏ hẹp, mà cần phải mở rộng phàm vi của hoằng pháp theo
Ðại Thừa Phật Giáo; người Phật tử cần phải y lời Phật dạy học Ngũ minh và mỗi
người sẽ là một chiến sĩ từ thiện xã hội, lo xây đắp cho nền Phật giáo tương
lai hưng thịnh và thực hiện được bảo cứu tế to rộng của đức Bổn sư.
Trích trong PHẬT HỌC PHỔ
THÔNG của Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét