A. Mở Ðề
Ðứng về phương diện tuyệt
đối, hay chơn như môn, thì tâm của chúng sinh hay tâm của Phật cũng vẫn là một,
không có rộng hẹp, thấp cao, sai khác, ngăn cách.
Nhưng đứng về phương diện
tương đối hay sinh diệt môn, thì tâm có muôn hình vạn trạn, tùy theo chủng tánh
của chúng sinh mà có cao thấp, rộng hẹp không đồng.
Hễ nghĩ đến tham, sân, si,
mạn v.v…thì tâm trở thành nhỏ hẹp, lớn bé, ngàn sai, muôn khác,cũng như cùng
một thứ bột mà do người thợ làm bánh, khéo hay vụng mà có bánh ngon, bánh dở,
bánh tốt, bánh xấu, bánh lạt, bánh mặn v.v…Cho nên Tôn cảnh Lục có chép: ” Tâm
tạo chư Phật, tâm tạo chúng sinh, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm
vọng động thì ngàn sự sai biệt tranh khởi, tâm bình thì thế giới thản nhiên,
tâm phàm thì ba món độc trói buộc, tâm thánh thì sáu món thần thông tự tại, tâm
không thì nhứt đạo thanh tịnh, tâm hữu thì vạn cảnh tung hoành. Tự mình đạp mây
mà uống nước cam lồ, chẳng có ai cho mình. Nằm trong lửa hừng mà uống máu mủ
cũng tự mình gây nê, không phải trời sanh ra, cũng không phải do đất mà có “.
Xem thế thì cũng đủ biết tâm
là động lực chính để làm cho ta sướng hay khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải
thoát.
Vậy muốn thoát khỏi khổ sanh
tử luân hồi, muốn được quả vị thánh nhân, Bồ Tát, chúng ta cần trau giồi cho
được một tâm vô cùng rộng lớn, một “vô lượng tâm”.
B. Chánh Ðề
I. Ðịnh Nghĩa
Vô lượng là gì? Vô lượng
nghĩa là nhiều, rộng lớn, không thể lường tính được.
Tâm vô lượng là tâm vô cùng
rộng lớn thoát ra khỏi sự ràng buộc của các thứ phiền não đê hèn của phàm phu,
phá vỡ được các thứ quan niệm chấp trước hẹp hòi của Nhị thừa, là tâm có một
vùng thương yêu rộng lớn có thể bao trùm đến vô lượng chúng sinh, và tìm phương
cứu cho tất cả. Vô lượng tâm cũng có nghĩa là “Ðẳng tâm”, cái tâm bình đẳng,
phổ biến; bình đẳng, vì tâm này chỉ tự nhiên, không phân biệt so đo thấp cao,
hơn kém; phổ biến, bởi nó trang trải mọi nơi chẳng khu biệt, giới hạn.
Và dĩ nhiên, nhân nào quả
nấy: do thi hành bình đẳng, phổ lợi cho vô lượng chúng sinh, nên chi tâm này có
công năng dẫn sinh vô lượng phước đức, làm cho sự kiện căn bản để cảm thành vô
lượng quả báo tốt đẹp, ấy là quả vị Bố tát và Phật đà.
Hơn nữa, tâm này không những
làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh, dẫn sinh vô lượng phước đức, và tạo thành
vô lượng quả vị tốt đẹp trong một thế giới và trong một đời, mà còn lan rộng ra
đến vô lượng thế giới trong vô lượng kiếp sau này, và tạo thành vô lượng chư
Phật.
Tóm lại, chữ vô lượng ở đây
hàm ngiều nghĩa, vô lượng nhân lành, vô lượng quả đẹp, vô lượng chúng sinh, vô
lượng thế giới, vô lượng đời kiếp, vô lượng chư Phật và Bồ Tát.
II. Thành Phần Và hành Tướng Của Bốn Món Tâm Vô Lượng
Tâm vô lượng gồm có bốn phần
là: bi vô lượng, từ vô lượng, hỷ vô lượng và xả vô lượng.
1. Bi vô lượng.
Bi là lòng thường xót rộng
lớn trước những nỗi đau khổ của chúng sinh và quyết tâm làm cho dứt trừ những
đau khổ ấy. Nhưng chúng ta đã học trong khóa thứ ba nói về Tứ đế, cái khổ của
chúng sinh thật là mênh mông, rộng lớn không thể nói hêt. Nó bao trùm cả nhân
lẫn quả, cả thời gian lẫn không gian, cả phàm lẫn thánh, thật đúng là vô lượng
khổ.
Khổ nằm trong nhân. Trong
các kinh điển thường có câu: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Chúng sinh vì
không sáng suốt cho nên chỉ khi nào quả khổ hiện ra mới lo sợ, chứ trong khi
đang gây nhân thì lại không nhận thấy, mà vẫn cứ thản nhiên như không. Họ đang
sống trong cảnh khổ mà họ không biết, nhiều khi lại là cho vui. Họ hoan hô tán
thán và khuyến khích nhau gây khổ mà cứ tưởng là vui, như những đứa trẻ quẹt
diêm quăng lên mái nhà lá, rồi vỗ tay reo mứng với nhau. Vì thiếu sáng suốt cho
nên đôi khi họ gây khổ để cứu khổ, chẳng khác gì làm cho đỡ khát bằng cách uống
nước mặn.
Khổ nằm trong quả. Ðã gây
nhân quả, thì tất phải chịu quả khổ, đó là lẽ tất nhiên. Có ai trồng khoai mà
được đậu bao giờ? Thế mà người đời ít ai chịu công nhận như thế. Người ta oán
trời trách đất, rren khóc thảm thiết, làm cho cõi đời đã đen tối lại càng đen
tối thêm, cuộc sống đã khổ sở lại càng khổ sở thâm.
Khổ sở bao tùm cả thời gian.
Từ vô thỉ đến nay, cái khổ chưa bao giờ dứt, mà cứ trông thêm lên mãi. Nó gây
nhân rồi lại kết quả, kết quả rồi lai gây nhân, cứ thé tiếp tục mãi trong một
vòng lẩn quẩn, nmhư bánh xe lăn tròn trên đường thiên lý, không bao giờ dừng
nghỉ.
Khổ bao trùm cả không gian.
Cái khổ không có phương sở và quốc độ; ở đâu có vô minh thì ở đó có khổ ! Mà vô
minh thì như một tấm màn vô tận, bao trùm không chỉ một thế giới khác nữa. Khoảng
không gian mênh mông vô tận như thế nào, thì nỗi khổ đau cũng mênh mông vô tận
như thế ấy:
Khổ chi phối cả phàm lẫn
thánh. Chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỷ, sauc sanh đã đành là khổ vo cùng, loài
người vì say đắm nguc dục lạc, và tham sân, si chi phối, nên cũng quay cuồng
lặn hụp trong biển khổ như còn chư thiên mặc dù không khổ như người, nhưng cũng
không tránh được cái khổ vì ngũ suy tướng hiện. Cho đến các hàng thánh như
Thanh Van, Duyên giác, vì còn mê pháp, trụ trước Niết Bàn, nên cũng không tránh
khỏi nỗi khổ biến dịc sanh tử. Xem thế đủ biết nõi khổ thật là lớn lao vô
lượng. Có được một lòng thương xót lớn lao vô lượng cân xứng với nỗi đau khổ vô
lượng và có một chi nguyện cứu độ tất cả thoát khỏi nỗi đau khổ vô lượng, ấy là
tâm Bi vô lượng.
Các vị Bồ Tát nhờ có lòng
đại bi nên đã phát tâm bồ đề rộng lớn, thệ nguyện độ khắp tất cả. Các Ngài nhận
thấy mình có sứ mạng vào trong sah tử để hóa độ chúng sinh, nên không chấp trệ
ở Niết Bàn. Sứ mạng chính của các Ngài là gần gũi chúng sanh để:
Làm cho chúng sanh nhận được
mặt thật của cõi đời, rõ thế nào là tà là chánh, là khổ là vui.
Làm cho chúng sanh nhận rõ
được thân phận của mình mà thôi làm các điều ác, chừa các điều tội lỗi.
Xem như thế đủ biết lòng đại
bi chính là động lực chánh để đi đến quả vi bỗ tát và Phật. Trong đại hội Hoa
Nghiêm đức bồ tát Phổ hiền cũng tự nhận và nói như thế này: “Nhơn vì chúng sanh
mà khởi lòng đại bi. Nhơn lòng đại bi mà phát tâm bồ đề. Nhơn phát tâm bồ đề
tiến thành ngôi chánh giác”.
Câu nói của Ngài Phổ Hiền đã
rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa. Phật đã dạy: “Hạt giống Bồ đề, không thể
gieo trên hư không, chỉ trồng trên đát chúng sinh mà thôi”. Vậy, chúng ta là
Phật tử, muốn tu bồ tát hạnh, tất phải mở rộng lòng Bi, thương xót tất cả,
không phân chia nhân, ngã, bỉ, thử, và phải phát nguyện độ khắp tất cả, nghĩa
là phải tu luyện cho có được một lòng Bi vô lượng.
2. Từ vô lượng.
Từ là mến thương và vì mến
thương mà gây tạo cái vui cho người. Từ vô lượng là lòng mến thương vô cùng
rộng lớn, đối với toàn thể chúng sanh, và gây tạo cho chúng sanh cái vui chân
thật.
Vui của thế gian sở dĩ gọi
là giả tạm, vì cái vui ấy không bền, cái vui ấy còn phiền não chi phối: khi
tham, sân, si, mạn được thỏa mãn thì vui, nhưng có bao giờ những thứ dục vọng
ấy có thể thỏa mãn được hoàn toàn và lâu bền đâu?
Còn vui xuất thế gian là cái
vui chân thật, vì nó lâu bền, thoát ra ngoài vòng phiền não của tham, sân, si,
mạn; nó không bị dục vọng chi phối. Cái vui này không ồn ào, sôi nổi nhưng vĩnh
viễn nhẹ nhàng, vì là cái vui của cảnh giới giải thoát siêu phàm.
Muốn có được cái vui này,
thì trước tiên phải dứt trừ cho hết các khổ do phiền não gây ra. Nếu không ngăn
chặn được tham,sân, si hoành hành, thì chỉ có thẻ có được mmọt cái vui nhất
thời giả dối.
Bởi thế, các vị Bồ Tát muốn
ban vui cho chúng sanh, thì trước tiên phải có lòng từ bi vô lượngnhư đã nói
trên, để luôn luôn răn nhắc chúng sanh đừng gây tội dìu dắt chúng sanh tránh xa
những hố hầm nguy hiểm.
Qua các giai đoạn ầu tiên ấy
rồi, các Ngài mới hướng dẫn chúng sanh đi lên con đường quang minh chánh đại,
con đường sáng để tiến địa vị giải thoát mà hưởng cái vui vĩnh viễn. Nói mọt
cách rõ ràng hơn là lòng Từ phải đi theo lòng Bi: Bi để chỉ nguyên nhân của đau
khổ và khuyên bảo chúng sanh đừng gây nhân khổ; Từ để chỉ rõ phương pháp diệt
khổ và được vui.
Tỷ dụ Bồ Tát muốn cho chúng
sanh hưởng cảnh Niết Bàn, thì trước hết các Ngài chỉ cho biét thế nào là khổ
(khổ đế) và đâu là nhơn của khổ (tập đế), sau mới chỉ cho thấy cái vui Niết Bàn
như thế nào (diệt đế). Nếu chúng sanh y theo lời dạy của các Ngài mà thi hành,
thì cái vui Niết Bàn sẽ xuất hiện. Như thế, động lực dạy cho chúng sanh biết
khổ đế và tập đế là Bi, còn động lực dạy cho chúng sanh biết diệt và đạo đế là
Từ.
Nhưng nói khỏ của chúng sanh
đã là vô lượng, lòng Bi đã là vô lượng, thì lòng Từ cũng phải như thế. Muốn
thành tựu tâm Từ này, Bồ Tát phải dùng đủ phương tiện để làm lợi lạc cho chúng
sanh. Tựu trung có hai điểm quan trọng sau đây mà Bồ Tát không thể bỏ qua trong
khi hóa độ chúng sanh là: Tùy cơ và tùy thời.
Tùy cơ: Nghãi là quan
sát trình độ căn bản của chúng sanh như thế nào rồi tùy theo đó mà dạy bảo. Tâm
bệnh của chúng sanh vô lượng, nên thuốc pháp của Bồ Tát cũng vô lượng. Nhưng
chính vì bệnh vô lượng mà thuốc cũng vô lượng nên cho thuốc đúng với bệnh là
một điều mà chỉ có các vi lương y đại tài như Hoa Ðà, Biển Thước mới làm được.
Các vị bồ tát sở dĩ hóa độ
được nhiều chúng sanh là nhờ, ngoài trí huệ sáng suốt, còn có một tâm Từ vô
lượng, không quản khó khăn, không nagị gian nguy, một lòng kiên nhẫn vô biên
như lụòng kiên nhẫn của người mẹ đối với người con, quyết tâm tác thành cho con
nên người mới thôi. Nếu không có được trí huệ, chí kiên nhẫn và nhất là lòng từ
bi vô lượng như các vị bồ tát thì kho tránh khỏi cái nạn thối chuyển vì trần sa
hoặc.
Dưới đây là một đoạn văn
chương trong Kinh Hoa Nghiêm có thể chứng minh một cách hùng hồn lòng Từ vô
lượng của đức Phổ hiền:
“…Hằng thuận chúng sanh là như thế nào? Nghĩa là có bao nhiêu chúng sanh
ở cõi nước mười phương trong cả pháp giới, hư không giới…tôi đêù tùy thuận mà
chuyển mọi thứ thừa sự, mọi cách cúng dường, như kình cha mẹ, như phụng sự sư
trưởng và A La Hán cho đến bực như lai đều đồng không khác. Với kẻ bịnh khổ thì
làm lương y cho họ, với kẻ lạc đường, chỉ lối thẳng cho họ, với kẻ trong đêm
tối, làm cho họ được sáng lên và với ke nghèo cùng, khiến cho họ được gặp
của…Bồ Tát làm lợi ích bình đẳng với tất cả chúng sanh như thế là vì bò tát
nhận thấy rằng tùy thuận chúng sanh tức là tùy thuận cúng dường chư Phật nên
tôn trọng thừa sự chúng sanh tức là tôn trọng thừa sự Như lai..”.
Tùy thời. Tức là thích ứng
với thời đại với giai đoạn mà hóa độ chúng sanh. Thời gian xoáy vần cuộc thế
biến chuyển mỗi khi một khác. Thời tiết có khi mưa, khi nắng, thay đổi theo bốn
mùa, thì lòng người cũng có khi thích cái này khi ưa cái khác. Nếu phương pháp
hóa độ không biến chuyển, không thay đổi để cho thích nghi với hàon cảnh, với
giai đoạn thì phương pháp dù hay ho bao nhiêu, cũng chẳng thu được kết quả gì
tốt đẹp. Bồ Tát hiểu rõ như thế, nên khi dạy chúng sanh cũng phải theo thời
thế, biết khi nào là tượng pháp, khi nào mạt pháp để cho giáo pháp được thích
hợp với căn cơ.
Tóm lại, muốn hóa độ chúng
sanh một cách có hiệu qủa thì Bồ Tát bao giờ cũng không quên hai điều chính là
tùy cơ và tùy thời. Kinh “Tâm Ðịa Quán” cũng có dạy:
” Các đức Phật chuyển pháp luân, vẫn tùy cơ mà nói pháp, bao giờ cũng
tránh bốn điều sai lạc; một là nói không phải chỗ; hai là nói không phải thời;
ba là nói không phải là căn cơ; bốn là nói không phải pháp”.
Bởi những lẽ trên nên Bồ Tát
trong lúc hóa độ khi thì hiện thân, khi thì ẩn thân lúc làm thuận hạnh, lúc lại
nghịch hạnh, khi dùng oai dũng, lúc lại Từ hòa. Công hạnh của bồ tát sai khác
nhiều đến vô lượng, nhưng chỉ phát sinh từ một ý duy nhất là tạo cái vui chân
thật cho chúng sanh.
Nên nhớ “tạo cái vui chân
thật” ở đây, không có nghĩa là tạo ra cảnh giới thiên đàng hay cảnh giới cực
lạc để cho những chúng sanh thân yêu của mình vào hưởng, như người ta ban phép
lạ, mà chỉ có nghĩa là tạo cho chúng sanh cái mầm an vui chân thật bằng cách
thức tỉnh dắt dẫn chúng sinh tránh các điều dữ làm các điều lành một cách tích
cực mạnh mẽ, cho đến khi cái mầm vui, nhưò các hành động lành ấy mà kết quả vui
mới thôi.
Ðấy, lòng Từ vô lượng là
thế. Như trên đã nói Từ phải đi theo với Bi. Nếu chỉ có Bi không, thì đại
nguyện của Bồ tát chưa thành, vì mới chỉ cứu hkổ, chứ chưa ban vui. Chúng ta là
Phật tử, muốn tu hạnh Bồ Tát phải luyện tập cho lòng Từ mở rộng, mở rộng mãi
cho đến vô lượng vô biên.
3. Hỷ vô lượng.
Hỷ là gì? Nói cho đúng là
tùy hỷ, nghĩa là “vui theo”. “Vui theo” có nhiều cách:
Phóng tâm vui theo những
cảnh trần: nào sắc, nào thanh, nào hương, nào vị, nào xúc, nào pháp..để mặc cho
nó làm chủ, không biết phản giác, không biết tỉnh ngộ mà dẹp trừ những hiện
hành phiền não, ấy là vui theo dục vọng, theo thói quen phóng túng của lòng
phàm.
Vui theo ác nghiệp, như khi
thấy một người sát sanh, uống rượu, trộm cướp..đáng lẽ ta nên khuyên can mà lại
không, còn bằng lòng theo họ đi vào con đường ác. Sự vui theo ở đây có nghĩa là
khuyến khích đồng lỏa với kẻ ác vậy.
Vui theo những việc nhưon từ
phước thiện, như khi thấy người đem của ra bố thí, lập nhà thương, ta tán
thành, gíup đỡ vui theo với công việc của họ.Sự vui theo này là một bước tiến
đi đến con đường thiện nghiệp. Tuy thế, ta nên phân biệt hai trường hợp tốt sẽ
được nhiều phước báo, còn nếu không vì lòng thiện, nhưng vì thấy người làm
thiện được người ta ca tụng, danh tiếng vang lừng mà mình cùng hùa theo tán
thành, giúp đỡ để được tiếng khen lây, thì không khéo chỉ gây thêm ngã ái ngã
mạn.
Khác với những lối vui trên,
là những lối vui tầm thường của thế gian, hàng Nhị thừa chỉ vui theo cảnh giới
Niết Bàn tịch tịnh. Thứ vui theo này, tuy không có tánh cách trụy lạc ác độc,
nhưng theo chánh giáo, thì cũng còn hẹp hòi, thiếu lòng Từ bi rộng rãi và chưa
phải đúng nghĩa “hỷ” vô lượng tâm. Ðức Phật còn quở đó là cái vui “Khôi thân
diệt trí” hay “thu tịch Niết Bàn”.
Chỉ có sự “vui theo” sau đây
của Bồ Tát mới đúng với nghĩa tâm Hỷ vô lượng.
Trong khi thật hành phương
tiện Từ bi để độ sinh và sau khi công hạnh này được kết quả, nhận thấy chúng
sinh hết khổ, hưởng vui, tâm của Bồ Tát tự nhiên cũng vui theo. Trong luận Ðại
Thừa Trang nghiêm Ngài Trần Na Bồ Tát dạy rằng: “Sự vui này còn nhiều gấp bội
sự vui của chúng sinh được hưởng”. Bồ tát còn xác nhận rằng:”Nếu làm chúng sinh
được vui, tức làm cho tất cả chư Phật được vui mừng”. Ðó là lời nói của đức Phổ
Hiền.
Nên nhớ cái “Hỷ” của bồ tát
có những đặc điểm sau đây:
-
Chẳng những không làm cho chúng sinh mê lầm mà còn
giác ngộ cái mê và được giải thoát.
-
Không còn bị buộc trong vòng vui tự đắc làm tăng
trưởng ngã mạn, chấp trước ở thế gian, mà trái lại, làm cho chúng sinh xuất
thế.
-
Thoát ra khỏi phạm vi tư lợi mà phổ biến và bình
đẳng đối với tất cả chúng sinh. Tóm lại, sự vui ở đây bắt nguồn từ lòng Từ bi
mà phát ra. Lòng Từ bi rộng lớn bao nhiêu thì cái “hỷ” này cũng rộng ớn như
thế.
Chúng ta là Phật tử, tu hạnh
Bồ tát, chúng ta phải tập cho được cái vui trong sạch, giải thoát của các vị bồ
tát, chứ đừng quay cuồng theo cái vui nhiễm ô ích kỷ, hẹp hòi của phàm phu hay
hàng Nhị thừa.
4. Xả vô lượng.
Xả là cái gì? Xả là bỏ, không chấp không kể.
Thói thường, khi chúng ta
làm điều gì, nhất là khi được két quả tốt, thia hay tự hào, đắc chí đôi khi
ngạo nghể kho chịu. Sự bất bình, cãi vả xung đột giữa bạn bè thân thuộc hay
giữa nhóm này và nhóm khác cũng do tánh chấp trước. tự cho là quan trọng ấy.
Nguyên nhân của tánh nầy là do sự chấp ngã, chấp pháp mà ra.
Phàm phu thì vừa thấy có
mình làm (chấp ngã) vừa thấy có công việc kết quả mình đạt được (chấp pháp) nên
cứ bị trói buộc trong cái giới hạn phân chia nhân ngã, bỉ thử và do đó, không
bao giờ thoát được cảnh giới phàm phu.
Còn hàng Nhị thừa tuy đã xả được
chấp ngã, nhưng chưa xả được chấp pháp. Sau khi nhờ tu tập, các Ngài thoát ly
được tam giới chứng được quả Hữu dư y Niết Bàn, các Ngài coi như đó là phần
thưởng xứng đáng của bao công phu tu tập và yên trí nơi cảnh giới sở đắc ấy. Do
đó, hàng Nhọ thừa vẫn còn bị biế dịch sanh tử.
Chỉ có các vị bồ tát là những bậc
chừn được pháp không, nên đã ly khai quan niệm pháp chấp. Khi các Ngài ra công
cứu khổ cho chúng sinh, thì đó là một sự cảm ứng tự nhiên, giữa các Ngài với
chúng sinh, các Ngài dùng trí hoàn toàn vô phân biệt để được bình đẳng phổ biến
theo đồng thể đại bi.
Chúng sinh có hưởng được vui
chăng, Bồ tát không thấy mình là kẻ ân nhân chủ động. Trái lại, các Ngài còn
thấy chúng sinh là ân nhân của mình trên bước đường lợi tha tiến đến công hạnh
viên mãn. Bởi thê, lòng Từ, lòng Bi của Bồ Tát thoát khỏi vòng ái kiến và trụ
trước, túc là xả vậy. Ðến như lòng “Hỷ” cũng thế, Bồ Tát vui lòng từ bi, thấy
chúng sinh được vui chứ không phải lối vui tự đắc, vui vì thàh thật tán thán
công đức chung cùng chư Phật, chư Bồ tát và chúng sinh, chứ không phải vui vì
dắm miếng riêng tư. Cho nên tâm tùy hỷ đây cũng hoàn toàn giải thoát, nghĩa là
cũng thanh tịnh trên tinh thần “Xả”.
Như vậy, Xả là một tâmlượng
quảng đại cao cả. ở đó, không kiến lập một tướng nào. Ke fần Ngài xa đeù bình
đẳng, kẻ trí người ngu vẫn như nhau, mình và người không khác; làm tất cả mà
thấy như không làm gì cả; nói mà thấy mình có nói gì cả, chứng mà không thấy
mình có chứng và quả gì được.Cho nên trong kinh Tú thập nhị chương có chép
“Niệm mà không chấp nơi niệm mới là niệm, hành mà không chấp nơi hành là hành,
nói mà không chấp nơi nói mới là nói, tu mà không chấp nơi tu mới là tu. Lý hội
nghĩa ấy là gần đạo, mê mờ không rõ là xa đạo”.
Làm như thế tức là Xả: Xả
hết tất cả mới thật là Bồ tát. Nếu còn chấp một tướng gì, dù nhỏ nhặt bao nhiêu
cũng chưa phải là Bồ tát. Hãy nghe trong kinh Kim Cang Phật dạy ông Tu Bồ Ðề. “Này ông Tu Bồ Ðề, nếu có vị Bồ Tát còn tướng
ngã, tướng nhưon, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, tức chẳng phải là Bồ Tát”.
Ý nghĩa chữ Xả đã rõ ràng.
Bây giờ chúng ta chỉ còn cố gắng tu tập dần dần cho được cái tâm xả ấy. Thành
tựu được cái Xả một cách hoàn toàn cái Xả vô lượng tức là chứng quả Bồ đề.
III. Sự đối Trị Của Bốn Món
Tâm Vô lượng
Bốn món tâm vô lượng là bốn
trạng thái của Tâm Bồ Tát, nhưng đó cũng là bốn pháp tu của những Phật tử tu
hạnh Bồ tát.
Trong mỗi con người đều có
hai xu hướng: xu hướng thiện và xu hướng ác. Hai xu hướng này cứ xung đột nhau
luôn: hễ thiện thắng thì ác lùi, hễ ác thắng thì hiện lùi.
-
Khi lòng Giận hừng hẩy, thì tâm Bi bị lấn.
-
Khi lòng sân bừng dậy, thì tâm Từ bị che khuất.
-
Khi Ưu não dẫy đầy, thì tâm Hỷ không phát hiện.
-
Khi lòng Ái dục còn nặng nề, thì tâm xả không sanh.
-
Trái lại, khi tâm Bi lớn mạnh, thì lòng Hận phải yếu
mòn.
-
Khi tâm từ lan rộng, thì lòng sân phải lùi.
-
Khi tâm hỷ bừng lên, thì lòng Ưu não phải dẹp xuống.
Sự chiến đấu với phiền não
cũng như sự chiến đấu với giặc cướp, phải tiếp tục mãi cho đến khi toàn thắng
mới dừng lại. Nếu chúng ta mới chiến thắng vài ba trận đã vội thỏa mãn và dừng
nghỉ, thì giặp cướp sẽ tai phát và hoành hành trở lại.
Cũng thế, trong trận chiến
đấu của Từ, Bi, Hỷ, Xả chống sân, hận, ưu, dục chúng ta phải tiếp tục thi hành
cho đến toàn thắng, nghĩa là Bành trướng các đức từ, bi hỷ, xả cho đến
vô cùng tận để sân, hận, ưu, dục hoàn toàn bị tiêu diệt mới thôi. Một khi bóng
tối đang còn, là vì ánh sáng chưa mạnh, muốn bóng tối hoàn toàn tiêu tan, thì
ánh sáng phải đủ sức chiếu soi cùng khắp. Khi từ bi, hỷ xả, đã trở thành vô
lượng thì phiền não sẽ không còn và hành giả đạt đến quả vị Bồ tát. Ðó là ý
nghĩa “phiến não tức là Bồ đề” mà Ngài Bồ tát Trần Na đã dạy trong Luận Ðại
Thừa Trang nghiêm.
C. Kết Luận
Chúng ta thướng nghe quen
tai và nói quen miệng bốn tiếng “từ bi hỷ xả”. Những chính vì “quen” quá mà
chúng ta không để ý phân tách ý nghĩa sâu xa của nó. Bốn đức tánh ấy có một sự
tương quan mật thiết và bổ túc cho nhau, thiêu một không được:
Vì thấy chúng sinh vô cùng
khổ sở, nên thương xót chúng sinh. Vì thương xót chúng sinh nên ra tay cứu
chúng sinh khỏi khổ (Bi). Cứu chúng sinh khỏi khổ cũng chưa phải làm xong nhiệm
vụ của tình thương, nên cần phải tiếp tục làm cho chúng sinh được vui (Từ). Khi
chúng sinh hết khổ được vui, mình mới vui được (Hỷ). Nhưng nếu cái vui này mà
còn vướng ngã mạn, tụ đắc vì tự cho mình đã thành tựu những công hạnh lớn lao,
thì cái vui ấy trở thành ái dục, dơ bẩn nặng nề, kéo hành giả xuống hàng phàm
phu. Vậy cái vui ấy cần phải là một thứ vui trong sạch, hoàn toàn xa lìa các
thứ chấp trước như nhân, ngã, bỉ, thử, chúng sinh, Bồ tát…(Xả).
Ðó là về phần phẩm, còn nói
về phần lượng thì bốn đức tánh này cần phải rộng lớn vô cùng, hay nói theo danh
từ thường dùng, là phải vô lượng. Có vô lượng mới đủ sức cứu độ chúng sinh cũng
nhiều vô lượng. Có vô lượng mới lấn át tất cả những phiền não và không cho
chúng có đất sống để tái phát và nhiễu loạn.
Ðó là hành tướng và ý nghĩa
của bốn món Tâm vô lượng, hay của bốn đức: Ðại từ, Ðại bi, Ðại hỷ, Ðại xả, mà
chúng ta thường tán thán mỗi khi niệm các danh hiệu Bồ tát hay Phật.
Phải công nhận rằng có được
bốn món Tâm vô lượng không phải là dễ, mặc dù bốn đức ấy đã nằm sẵn trong bản
tánh thanh tịnh của chúng sinh. Nhưng cùng đừng thấy khó mà lại chùn chân, lùi
bước. Có công việc gì được thành công lớn lao, rực rỡ mà dễ dàng đâu?
Yếu tó quan trọng gíup cho
sự thành công là sự quyết tam và lòng kiên nhẫn. Người tu hành cũng như kẻ trèo
núi. Ðừng thấy núi cao mà nản chí, sơn lòng. Trước tiên phải lập chí quyết trèo
lên trên cho đến chót núi, rồi sau đó tuần tự kiên nhãn bước từng bước một,
đừng hấp tấp và cũng đừng trễ nải thì một ngày kia thế nào cũng đặt chân lên
được chót núi cao.
Người tu hành cũng vậy, hãy
phát bốn lời thệ nguyện lớn, ròi cứ tuận tự, kiên nhẫn, mà tu tập theo những
pháp môn Phật đã chế cho đến khi thành tựu mới thôi.
Cầu mong quí vị Phật tử đều
phát tâm dõng mãnh tu bốn món Tâm vô lượng.
Trích trong PHẬT HỌC PHỔ
THÔNG của Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét