Sự truyền thừa chính thức của tông phái Thiên Thai sang Việt Nam là vào đầu thế kỷ 20, bắt nguồn từ các vị tu theo đạo Minh Sư ở Sài Gòn. Phái đoàn đạo Minh Sư chia làm hai đợt đón tàu vượt biển sang Trung Quốc thọ giới với tổ sư Hiển Kỳ ở chùa Thanh Sơn. Sau đó, các vị nầy trở về quê hương hoằng truyền giáo nghĩa, thành lập tông phái với danh xưng là Phật Giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông. Sự hình thành của tông được phát triển ở các tỉnh miền Tây Việt Nam vào giữa thập niên 30 và tồn tại mạnh mẽ cho đến ngày nay. Trong số các vị tổ sư được truyền thừa, Ngài Liễu Thiền là vị tiêu biểu và được tôn vinh làm sơ Tổ tông Thiên Thai ở Việt Nam.
Ông Trần Quốc Lượng sanh quán tại xã Cần Giuộc chợ Lớn (nay thuộc thành phố Sài Gòn) tu theo đạo Minh Sư (tu tiên) vào thời còn niên thiếu. Sau nầy ông sang chùa Thanh Sơn, Trung Hoa học đạo với các cụ Lão Sư cùng môn phái mà lần lần liễu đạo. Các vị nầy giao quyền thừa kế trụ trì và chức trưởng tông môn cho ông lão Lượng. Vì nhận thấy cách tu theo đạo Minh sư chỉ đạt đến quả vị tiên, sanh lên trời thừa hưởng phước báu nhưng khi phước hết thì phải đoạ lạc lại trong sáu cõi luân hồi 1. Cho nên ông Lão Lượng đã chuyển sang đọc kinh điển Phật Giáo và nhận thấy sự cứu cánh, giải thoát nhân sinh ra khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi là một điều giác ngộ tuyệt đối. Ông Lão Lượng đã hồi đầu đến cầu xin quy y thọ giới với tổ Đế Nhàn ở Hoan Tôn, được ban cho Pháp danh là Nhiên Công, pháp hiệu là thượng Hiển hạ Kỳ, chính thức được truyền thừa trở thành tổ thứ 20 của tông Thiên Thai. Cũng nên nhắc lại, ngài Tam Trác Đế Nhàn là đời tổ thứ 47 theo bài kệ truyền thừa từ Sơ Tổ Trí Giả Đại Sư, nhưng sau đến ngài Bá Tòng Chơn Giác là đời thứ 24 của Tông Thiên Thai lại tiếp tục sáng tác một bài kệ có 64 chữ. Tính theo bài kệ của ngài Bá Tòng thì ngài Đế Nhàn là tổ thứ 19. Chúng tôi xin đề cập đến những bài kệ nầy trong phần sau trong bài viết nầy. Trong số 7 vị đệ tử của Tổ Đế Nhàn, duy nhứt có ngài Hiển Kỳ là người Việt Nam.
Nhớ lại các vị tu theo đạo Minh Sư ở Việt Nam, tổ Hiền Kỳ đã báo tin cho những người còn lại sang Trung Hoa theo ngài quy y lãnh thọ giới pháp của Phật. Trong một bức thơ có nội dung kêu gọi như sau: “Tôi nay bỏ Tiên về Phật, các vị cố gắng và tìm phương tiện sang đây để được lãnh thọ giới pháp của Phật” 2.
Vào năm 1928, chuyến đi sang Trung Hoa đầu tiên của nhóm người tu đạo Minh Sư gồm có ba vị Lão Sư và một Bà Thoại. Danh xưng Lão Sư, Bà Thoại là phẩm vị của người tu tiên khi đạt đến một trình độ nào đó, theo lối tu hành của tông phái nên được điểm đạo. Các vị nầy được Tổ Hiển Kỳ xuống tóc đặt pháp danh và pháp hiệu như sau: Ông Lão Hai ở Vĩnh Long pháp danh Tu Tất pháp hiệu Liễu Đàn; Ông Lão Sư ở Phú Xuân pháp danh Tu Thành pháp hiệu Liễu Học và bà Thoại Tám ở Phú Xuân (Nhà Bè) pháp danh Tu Hảo pháp hiệu Liễu Tướng. Ngoài ra còn một vị trẻ tuổi là đệ tử của một Lão Ông theo tháp tùng nhưng không thọ giới trong đợt nầy. Ngày xưa bên Trung Quốc, Đại Giới Đàn được tổ chức rất quy mô và long trọng, có thể nói là một mùa Đại Giới Đàn vì thời gian tổ chức xuyên xuốt nhiều tuần, có lúc kéo dài đến ba tháng. Trong mùa Đại Giới Đàn, ban tổ chức thường mở các lớp rèn luyện các tuyển sinh về giới luật, oai nghi và giáo lý nhà Phật cũng như các nghi lễ trong khi thọ giới để thí sinh được hưởng đầy đủ các đức tính của người xuất gia, tu học theo Phật. Ngoài ra, để tỏ lòng tôn trọng giới pháp của Phật và các vị tôn chứng truyền giới, tuyển sinh thường đến tận nơi trụ xứ của từng người mà cầu thỉnh các vị ấy về làm giới sư. Đại Giới Đàn nầy do Tổ Hiển Kỳ làm Đàn Đầu Hòa Thượng, ngài Kỷ Tu làm Yết Ma A Xà Lê và ngài Phạt Khả làm Giáo Thọ A Xà Lê. Đại Giới Đàn kéo dài 15 ngày.
Đợt sang Trung Hoa thọ giới lần thứ hai vào năm 1933. Chuyến đi nầy cũng có ba Lão Ông và vị đệ tử trẻ tuổi đợt trước. Đợt nầy cũng vất vả không kém gì kỳ trước, chiếc tàu vượt đại dương lênh đênh trên biển cả 4 ngày đêm rồi cập bến tàu Hồng Kông an toàn. Sau đó họ được đưa lên đất liền nghỉ đêm tại một quán trọ và sáng ngày hôm sau thì tiếp tục đón tàu đi đến chân núi Thanh Sơn, kế đến là leo núi mới đến cửa chùa Thanh Sơn. Sau ba ngày nghỉ ngơi và tham quan các nơi trong chùa, ba Ông Lão làm lễ thỉnh giới nơi Tổ Hiển Kỳ và được tổ chấp nhận. Đại Giới Đàn kỳ nầy cũng được tổ chức long trọng không kém gì đợt trước, kéo dài 7 ngày đêm mới hoàn mãn. Tổ Hiển Kỳ làm Đàn Đầu Hòa Thượng, ngài Tâm Sự làm Yết Ma A Xà Lê, ngài Phật Thọ làm Giáo Thọ A Xà Lê. Chư Tăng trong chùa làm bảy vị tôn chứng và dẫn lễ. Như đã đề cập ở phần trước, tuyển sinh được dạy cách đắp y, ăn bát, tọa cụ, nghi lễ trong khi thọ giới thật tỉ mỉ, chu đáo. Sau đó lại được truyền Tam Quy Ngũ Giới, mười giới Sa di, Tỳ Kheo và Bồ Tát Giới. Ba Ông Lão có pháp danh và pháp hiệu như sau: Ông Lão Hai ở chợ Trạm pháp danh Tu Trì pháp hiệu Liễu Thiền, Ông Lão Năm ở Đức Hòa pháp danh Tu Tịnh pháp hiệu Liễu Lạc, Ông Lão Mười ở Cần Giuộc pháp danh Tu Quán pháp hiệu Liễu Chứng. Còn vị trẻ tuổi đệ tử của Ông Lão Mười chưa đủ 20 tuổi nên chỉ thọ Sa di giới với Pháp danh Tu Nhiên pháp hiệu Liễu Tức. Vị nầy đã ở lại bên Trung Hoa với Tổ sau chuyến nầy và thọ giới Tỳ Kheo vào năm 1935 ở núi Phụng Hoàng, chùa Bửu Liên. Đại Giới Đàn nầy do ngài Kỷ Tu làm Đàn Đầu Hoà Thượng, Tổ Hiển Kỳ làm Yết Ma A Xà Lê, Ngài Phạt Khả làm Giáo Thọ A Xà Lê. Đại Giới Đàn kéo dài 21 ngày mới hoàn mãn. Hòa Thượng Liễu Tức ở lại với Tổ cho đến khi Tổ lâm bịnh viên tịch vào năm 1936 thì mới trở về Việt Nam cùng sư cô Liễu Chứng là cháu ruột của Tổ Hiển Kỳ.
Sơ lược Cuộc Đời Ngài Thích Liễu Thiền (1885- 1956), Sơ Tổ Truyền Thừa Tông Thiên Thai ở Việt Nam.Ngài Thích Liễu Thiền sinh quán ở làng Mỹ Lệ (chợ Trạm), huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Được tận hưởng sự giáo dục dục từ gia đình vốn theo đạo Minh Sư, nên từ khi còn nhỏ ngài đã theo các danh nho trong làng học chữ và đạo đức. Bản tính vốn thông minh, siêng năng cho nên ngài đã học thông các bộ kinh như Tứ Thư, Ngũ Kinh, Minh Tâm của Nho giáo. Đối với các bậc thầy, ngài luôn tôn trọng cung kính, còn đối với bạn bè cùng trang lứa thì khiêm nhường. Chính vì thế ngài được các thầy nho chú ý khen ngợi, bạn bè thì thương mến khâm phục. Đối với bổn phận làm con, thì ngài hiếu thuận, giúp đỡ san sớt cho cha mẹ nhiều công việc nặng nhọc trong gia đình. Chính từ những đức tính đạo đức căn bản mà ngài đã có được và theo sự tôi luyện từ thưở nhỏ nên sau nầy khi xuất gia ngài trở thành một bậc pháp khí nổi bậc của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật Giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông nói riêng.
Nguyên nhân xuất gia của những bậc rường cột của Phật giáo thường có nhiều điểm đặt biệt, khác thường. Cũng như thế sự xuất gia của ngài Liễu Thiễn bắt nguồn từ một trận bão lũ lụt ở các tỉnh miền Tây Việt Nam vào năm 1904. Như nhiều người khác, gia đình ngài phải dọn lên sinh sống trên thuyền bè trong thời gian lũ lụt. Như thường lệ, ngài phụ giúp cha mẹ bằng cách bơi xuồng đi kiếm củi nấu cơm, thì bỗng thấy một xác người chết đã chương sình to lớn trôi về phía xuồng. Xác chết nầy cũng lại bị tôm cá tranh nhau tách rỉa từng miếng thịt. Quang cảnh ấy ghi lại trong tâm trí ngài một cách sâu sắc mà hễ sau nầy nhìn thấy cá thịt là ngài không còn dám đụng tới. Từ đó về sau ngài ăn chay trường và lập ý xuất gia học đạo.
Ngài Liễu Thiền được một người bạn học từ nhỏ tên là Tư Nên giới thiệu cho một Ông Lão Tiễn (tức Lão Lê ở chợ Trạm), chùa Vĩnh Nguyên. Từ đó ngài xuất gia, ở chùa tuy không cạo tóc mà đoạn trừ ân ái, ăn chay trường giữ giới sát, tu nhân tích đức, luyện khí dụng công theo lối tu Minh Sư. Sau hơn 20 năm công phu, khổ hạnh khi công hạnh được nhuần nhuyễn thì ngài được điểm đạo trở thành Ông Lão.
Tháng Giêng năm 1933, ngài cùng các vị trong tông môn sang Trung Quốc thọ giới của Phật do Tổ Hiển Kỳ truyền giới. Ngài cùng các bạn lữ được ban pháp danh đều có chữ Tu đứng đầu và chữ Liễu cho pháp hiệu, chính thức nối truyền pháp tông Thiên Thai Giáo Quán đời thứ 21 sang Việt Nam. Bài kệ pháp danh và pháp hiệu của Ngài Bá Tòng đặt tiếp theo Tổ Trí Giả Đại Sư mà sau nầy chư Tổ y theo mà đặt cho các đệ tử như sau:
Bài kệ pháp danh
Nhớ lại các vị tu theo đạo Minh Sư ở Việt Nam, tổ Hiền Kỳ đã báo tin cho những người còn lại sang Trung Hoa theo ngài quy y lãnh thọ giới pháp của Phật. Trong một bức thơ có nội dung kêu gọi như sau: “Tôi nay bỏ Tiên về Phật, các vị cố gắng và tìm phương tiện sang đây để được lãnh thọ giới pháp của Phật” 2.
Vào năm 1928, chuyến đi sang Trung Hoa đầu tiên của nhóm người tu đạo Minh Sư gồm có ba vị Lão Sư và một Bà Thoại. Danh xưng Lão Sư, Bà Thoại là phẩm vị của người tu tiên khi đạt đến một trình độ nào đó, theo lối tu hành của tông phái nên được điểm đạo. Các vị nầy được Tổ Hiển Kỳ xuống tóc đặt pháp danh và pháp hiệu như sau: Ông Lão Hai ở Vĩnh Long pháp danh Tu Tất pháp hiệu Liễu Đàn; Ông Lão Sư ở Phú Xuân pháp danh Tu Thành pháp hiệu Liễu Học và bà Thoại Tám ở Phú Xuân (Nhà Bè) pháp danh Tu Hảo pháp hiệu Liễu Tướng. Ngoài ra còn một vị trẻ tuổi là đệ tử của một Lão Ông theo tháp tùng nhưng không thọ giới trong đợt nầy. Ngày xưa bên Trung Quốc, Đại Giới Đàn được tổ chức rất quy mô và long trọng, có thể nói là một mùa Đại Giới Đàn vì thời gian tổ chức xuyên xuốt nhiều tuần, có lúc kéo dài đến ba tháng. Trong mùa Đại Giới Đàn, ban tổ chức thường mở các lớp rèn luyện các tuyển sinh về giới luật, oai nghi và giáo lý nhà Phật cũng như các nghi lễ trong khi thọ giới để thí sinh được hưởng đầy đủ các đức tính của người xuất gia, tu học theo Phật. Ngoài ra, để tỏ lòng tôn trọng giới pháp của Phật và các vị tôn chứng truyền giới, tuyển sinh thường đến tận nơi trụ xứ của từng người mà cầu thỉnh các vị ấy về làm giới sư. Đại Giới Đàn nầy do Tổ Hiển Kỳ làm Đàn Đầu Hòa Thượng, ngài Kỷ Tu làm Yết Ma A Xà Lê và ngài Phạt Khả làm Giáo Thọ A Xà Lê. Đại Giới Đàn kéo dài 15 ngày.
Đợt sang Trung Hoa thọ giới lần thứ hai vào năm 1933. Chuyến đi nầy cũng có ba Lão Ông và vị đệ tử trẻ tuổi đợt trước. Đợt nầy cũng vất vả không kém gì kỳ trước, chiếc tàu vượt đại dương lênh đênh trên biển cả 4 ngày đêm rồi cập bến tàu Hồng Kông an toàn. Sau đó họ được đưa lên đất liền nghỉ đêm tại một quán trọ và sáng ngày hôm sau thì tiếp tục đón tàu đi đến chân núi Thanh Sơn, kế đến là leo núi mới đến cửa chùa Thanh Sơn. Sau ba ngày nghỉ ngơi và tham quan các nơi trong chùa, ba Ông Lão làm lễ thỉnh giới nơi Tổ Hiển Kỳ và được tổ chấp nhận. Đại Giới Đàn kỳ nầy cũng được tổ chức long trọng không kém gì đợt trước, kéo dài 7 ngày đêm mới hoàn mãn. Tổ Hiển Kỳ làm Đàn Đầu Hòa Thượng, ngài Tâm Sự làm Yết Ma A Xà Lê, ngài Phật Thọ làm Giáo Thọ A Xà Lê. Chư Tăng trong chùa làm bảy vị tôn chứng và dẫn lễ. Như đã đề cập ở phần trước, tuyển sinh được dạy cách đắp y, ăn bát, tọa cụ, nghi lễ trong khi thọ giới thật tỉ mỉ, chu đáo. Sau đó lại được truyền Tam Quy Ngũ Giới, mười giới Sa di, Tỳ Kheo và Bồ Tát Giới. Ba Ông Lão có pháp danh và pháp hiệu như sau: Ông Lão Hai ở chợ Trạm pháp danh Tu Trì pháp hiệu Liễu Thiền, Ông Lão Năm ở Đức Hòa pháp danh Tu Tịnh pháp hiệu Liễu Lạc, Ông Lão Mười ở Cần Giuộc pháp danh Tu Quán pháp hiệu Liễu Chứng. Còn vị trẻ tuổi đệ tử của Ông Lão Mười chưa đủ 20 tuổi nên chỉ thọ Sa di giới với Pháp danh Tu Nhiên pháp hiệu Liễu Tức. Vị nầy đã ở lại bên Trung Hoa với Tổ sau chuyến nầy và thọ giới Tỳ Kheo vào năm 1935 ở núi Phụng Hoàng, chùa Bửu Liên. Đại Giới Đàn nầy do ngài Kỷ Tu làm Đàn Đầu Hoà Thượng, Tổ Hiển Kỳ làm Yết Ma A Xà Lê, Ngài Phạt Khả làm Giáo Thọ A Xà Lê. Đại Giới Đàn kéo dài 21 ngày mới hoàn mãn. Hòa Thượng Liễu Tức ở lại với Tổ cho đến khi Tổ lâm bịnh viên tịch vào năm 1936 thì mới trở về Việt Nam cùng sư cô Liễu Chứng là cháu ruột của Tổ Hiển Kỳ.
Sơ lược Cuộc Đời Ngài Thích Liễu Thiền (1885- 1956), Sơ Tổ Truyền Thừa Tông Thiên Thai ở Việt Nam.Ngài Thích Liễu Thiền sinh quán ở làng Mỹ Lệ (chợ Trạm), huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Được tận hưởng sự giáo dục dục từ gia đình vốn theo đạo Minh Sư, nên từ khi còn nhỏ ngài đã theo các danh nho trong làng học chữ và đạo đức. Bản tính vốn thông minh, siêng năng cho nên ngài đã học thông các bộ kinh như Tứ Thư, Ngũ Kinh, Minh Tâm của Nho giáo. Đối với các bậc thầy, ngài luôn tôn trọng cung kính, còn đối với bạn bè cùng trang lứa thì khiêm nhường. Chính vì thế ngài được các thầy nho chú ý khen ngợi, bạn bè thì thương mến khâm phục. Đối với bổn phận làm con, thì ngài hiếu thuận, giúp đỡ san sớt cho cha mẹ nhiều công việc nặng nhọc trong gia đình. Chính từ những đức tính đạo đức căn bản mà ngài đã có được và theo sự tôi luyện từ thưở nhỏ nên sau nầy khi xuất gia ngài trở thành một bậc pháp khí nổi bậc của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật Giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông nói riêng.
Nguyên nhân xuất gia của những bậc rường cột của Phật giáo thường có nhiều điểm đặt biệt, khác thường. Cũng như thế sự xuất gia của ngài Liễu Thiễn bắt nguồn từ một trận bão lũ lụt ở các tỉnh miền Tây Việt Nam vào năm 1904. Như nhiều người khác, gia đình ngài phải dọn lên sinh sống trên thuyền bè trong thời gian lũ lụt. Như thường lệ, ngài phụ giúp cha mẹ bằng cách bơi xuồng đi kiếm củi nấu cơm, thì bỗng thấy một xác người chết đã chương sình to lớn trôi về phía xuồng. Xác chết nầy cũng lại bị tôm cá tranh nhau tách rỉa từng miếng thịt. Quang cảnh ấy ghi lại trong tâm trí ngài một cách sâu sắc mà hễ sau nầy nhìn thấy cá thịt là ngài không còn dám đụng tới. Từ đó về sau ngài ăn chay trường và lập ý xuất gia học đạo.
Ngài Liễu Thiền được một người bạn học từ nhỏ tên là Tư Nên giới thiệu cho một Ông Lão Tiễn (tức Lão Lê ở chợ Trạm), chùa Vĩnh Nguyên. Từ đó ngài xuất gia, ở chùa tuy không cạo tóc mà đoạn trừ ân ái, ăn chay trường giữ giới sát, tu nhân tích đức, luyện khí dụng công theo lối tu Minh Sư. Sau hơn 20 năm công phu, khổ hạnh khi công hạnh được nhuần nhuyễn thì ngài được điểm đạo trở thành Ông Lão.
Tháng Giêng năm 1933, ngài cùng các vị trong tông môn sang Trung Quốc thọ giới của Phật do Tổ Hiển Kỳ truyền giới. Ngài cùng các bạn lữ được ban pháp danh đều có chữ Tu đứng đầu và chữ Liễu cho pháp hiệu, chính thức nối truyền pháp tông Thiên Thai Giáo Quán đời thứ 21 sang Việt Nam. Bài kệ pháp danh và pháp hiệu của Ngài Bá Tòng đặt tiếp theo Tổ Trí Giả Đại Sư mà sau nầy chư Tổ y theo mà đặt cho các đệ tử như sau:
Bài kệ pháp danh
Tháng Giêng năm 1933, ngài cùng các vị trong tông môn sang Trung Quốc thọ giới của Phật do Tổ Hiển Kỳ truyền giới. Ngài cùng các bạn lữ được ban pháp danh đều có chữ Tu đứng đầu và chữ Liễu cho pháp hiệu, chính thức nối truyền pháp tông Thiên Thai Giáo Quán đời thứ 21 sang Việt Nam. Bài kệ pháp danh và pháp hiệu của Ngài Bá Tòng đặt tiếp theo Tổ Trí Giả Đại Sư mà sau nầy chư Tổ y theo mà đặt cho các đệ tử như sau:
Bài kệ pháp danh
Bài kệ pháp danh
Chơn truyền chánh thọ Nhứt thừa đốn quán Niệm khởi TỊCH NHIÊN Như thị trí đức Nhân duyên sanh pháp Đẳng danh vi hữu Thanh tịnh phổ biến Quả huệ đại dụng |
Linh nhạc tâm tông
Ấn định cổ kim
TU TÁNH LÃNG CHIẾU
Bổn thể huyền diệu
Lý sự tức không
Trung đạo viên dung
Cảm thông ứng thường
Thật tướng vĩnh phương
|
Đạo giáo diễn dịch
Lập định chỉ yếu
Công thành ĐẾ HIỂN
Vạn tượng hải hiện
Sơ môn ngộ nhập
Kỷ tha ích lợi
Nguyên thâm lưu viễn
Bá thiên chi thế
|
Tổ đạo đức hoằng
Năng sở dẫn đồng
LIỄU ĐẠT TẮC AN
Thục phân nhị tam
Hóa pháp toại hành
Cứu cực chương minh
Trường diễn kỳ cương
Hằng tác châu thuyền
|
Ngoài sứ mạng hoằng pháp trong tông môn, ngài cùng chung với các vị tôn túc tham gia phong trào trấn hưng Phật giáo bằng cách khai mở các trường Hương và Phật học để đào tạo Tăng tài. Mến mộ giới đức tu hành của ngài chư tôn đức cung thỉnh ngài vào ngôi vị thiền chủ hoặc chứng minh sư ở các trường như: Liên Hải Phật Học Đường, Hội Phật Học Nam Việt, Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Việt Nam, Phật Học Đường Nam Việt. Khi mở Giới Đàn thì ngài cũng được cung thỉnh vào ngôi vị Tam Sư để truyền trao giới pháp cho giới tử. Ngoài ra, ngài còn là một cộng tác viên viết những bài pháp ngắn cho tờ báo Phật giáo có tên là Quán Âm. Về sự tu hành của bản thân ngài cũng rất mực nghiêm khắc, hằng ngày tụng kinh Pháp Hoa và Kim Cang 3 thời. Ngoài ra ngài ngày ăn không quá Ngọ, không uống sữa bò và không đi xe kéo bằng ngựa nhưng ngược lại chịu đi bộ trên đoạn đường dài tới cả 20 cây số.
Kể từ ngày Ngài Liễu Thiền khai hóa chùa Tôn Thạnh, tông phái mỗi ngày một hưng thạnh, chùa chiền mở rộng ở các tỉnh miền Tây Việt Nam. Đại chúng xuất gia và tại gia theo ngài tu học rất đông. Việc đào tạo Tăng, Ni trong các khóa an cư có hiệu quả rất đáng kể. Sự thành lập Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông cũng được khởi ý từ Ngài, do đó ngài cho xây chùa Tổ Bồ Đề làm trụ xứ chính thức, là chỗ quy ngưỡng cho tín đồ của tông phái. Chùa Tôn Thạnh từ khi có ngài về trụ trì, gia công đạo pháp nên ngôi già lam trở thành thánh địa cho chư Tăng Ni, Phật tử trong vùng tu học để tiến đến đạo giải thoát. Hai vị Hòa Thượng Thích Trí Tịnh và Thích Thiện Hòa là bạn đồng lữ, tâm giao thân mật với ngài. Năm nào các ngài cũng về chùa Tôn Thạnh tịnh tu, nghiên cứu kinh điển, hoặc bàn trợ giúp Phật sự với ngài Liễu Thiền.
Mặc dù đã lớn tuổi ngài vẫn cố gắng trùng tu các ngôi chùa trong tông môn trong đó có Vĩnh Nguyên là chùa của vị thầy đầu tiên của ngài sáng lập. Năm 1956, cảm thấy sức khỏe yếu dần, duyên phần đời người đã hết ngài lần lượt đi một vòng thăm viếng các ngôi chùa, sau đó thì nhóm bịnh nặng và tịnh vào ngày 21 tháng 4, thọ 72 tuổi với 23 hạ lạp Tỳ Kheo. Nhục thân của ngài Liễu Thiền được an táng trong một tháp ở Tổ Đình Bồ Đề.
Năm 1973, Đại Hội Khoáng Đại kỳ I của Phật Giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông được thành lập. Đại hội nầy đã củng cố và liên kết các chùa chiền, Tăng Ni trong môn phái thành một tông Thiên Thai thống nhất theo như ý nguyện của các vị tôn túc đi trước đã dày công soi sáng truyền đạt, đặt biệt là tiền đồ của sư cụ Liễu Thiền. Chính vì thế, Đại Hội Khoáng Đại Đầu tiên được tổ chức và tôn vinh vị tông trưởng cho tông phái là Hòa Thượng Thích Đạt Hương. Ngoài ra Ban Trị Sự Trung Ương bao gồm 15 vị cũng được thành lập. Ngoài việc phát triển Phật sự trong tông phái, Phật Giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông đã tham gia tích cực trong công cuộc hoằng pháp của tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và các trường Phật Học miền Nam. Công việc giáo dục, văn hóa như bảo trợ Tăng, Ni và học sinh nghèo học đại học cũng được sự chú trọng của tông phái. Về phương diện từ thiện xã hội thì tông phái tham gia tích cực việc cứu trợ các đồng bào bị nạn lũ lụt ở Việt Nam…v.v. Theo thống kê vào thời gian Đại Hội Khoáng Đại thứ nhứt, tổng Tăng số trong tông môn có tất cả là 512 vị, có khoảng 300 vị Ni và hơn 200 vị Tăng. Về phần khai hóa tự viện gồm có 72 chùa trên toàn quốc.
Vào thời điểm hiện tại (2006) chắc chắn những con số và tài liệu sẽ có phần khác biệt sau thời gian trải qua là hơn 30 năm kể từ ngày thành lập Đại Hội Kỳ I. Chúng tôi mong mỏi khi có điều kiện thuận lợi sẽ truy cứu thêm tài liệu của tông phái bên nhà để phần sưu tập nầy được cập nhật. Cốt ý là mong sao cho hàng hậu học chúng ta tường tận nguồn gốc tông môn của mình khi định cư ở một quốc gia khác.
Kể từ ngày Ngài Liễu Thiền khai hóa chùa Tôn Thạnh, tông phái mỗi ngày một hưng thạnh, chùa chiền mở rộng ở các tỉnh miền Tây Việt Nam. Đại chúng xuất gia và tại gia theo ngài tu học rất đông. Việc đào tạo Tăng, Ni trong các khóa an cư có hiệu quả rất đáng kể. Sự thành lập Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông cũng được khởi ý từ Ngài, do đó ngài cho xây chùa Tổ Bồ Đề làm trụ xứ chính thức, là chỗ quy ngưỡng cho tín đồ của tông phái. Chùa Tôn Thạnh từ khi có ngài về trụ trì, gia công đạo pháp nên ngôi già lam trở thành thánh địa cho chư Tăng Ni, Phật tử trong vùng tu học để tiến đến đạo giải thoát. Hai vị Hòa Thượng Thích Trí Tịnh và Thích Thiện Hòa là bạn đồng lữ, tâm giao thân mật với ngài. Năm nào các ngài cũng về chùa Tôn Thạnh tịnh tu, nghiên cứu kinh điển, hoặc bàn trợ giúp Phật sự với ngài Liễu Thiền.
Mặc dù đã lớn tuổi ngài vẫn cố gắng trùng tu các ngôi chùa trong tông môn trong đó có Vĩnh Nguyên là chùa của vị thầy đầu tiên của ngài sáng lập. Năm 1956, cảm thấy sức khỏe yếu dần, duyên phần đời người đã hết ngài lần lượt đi một vòng thăm viếng các ngôi chùa, sau đó thì nhóm bịnh nặng và tịnh vào ngày 21 tháng 4, thọ 72 tuổi với 23 hạ lạp Tỳ Kheo. Nhục thân của ngài Liễu Thiền được an táng trong một tháp ở Tổ Đình Bồ Đề.
Năm 1973, Đại Hội Khoáng Đại kỳ I của Phật Giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông được thành lập. Đại hội nầy đã củng cố và liên kết các chùa chiền, Tăng Ni trong môn phái thành một tông Thiên Thai thống nhất theo như ý nguyện của các vị tôn túc đi trước đã dày công soi sáng truyền đạt, đặt biệt là tiền đồ của sư cụ Liễu Thiền. Chính vì thế, Đại Hội Khoáng Đại Đầu tiên được tổ chức và tôn vinh vị tông trưởng cho tông phái là Hòa Thượng Thích Đạt Hương. Ngoài ra Ban Trị Sự Trung Ương bao gồm 15 vị cũng được thành lập. Ngoài việc phát triển Phật sự trong tông phái, Phật Giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông đã tham gia tích cực trong công cuộc hoằng pháp của tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và các trường Phật Học miền Nam. Công việc giáo dục, văn hóa như bảo trợ Tăng, Ni và học sinh nghèo học đại học cũng được sự chú trọng của tông phái. Về phương diện từ thiện xã hội thì tông phái tham gia tích cực việc cứu trợ các đồng bào bị nạn lũ lụt ở Việt Nam…v.v. Theo thống kê vào thời gian Đại Hội Khoáng Đại thứ nhứt, tổng Tăng số trong tông môn có tất cả là 512 vị, có khoảng 300 vị Ni và hơn 200 vị Tăng. Về phần khai hóa tự viện gồm có 72 chùa trên toàn quốc.
Vào thời điểm hiện tại (2006) chắc chắn những con số và tài liệu sẽ có phần khác biệt sau thời gian trải qua là hơn 30 năm kể từ ngày thành lập Đại Hội Kỳ I. Chúng tôi mong mỏi khi có điều kiện thuận lợi sẽ truy cứu thêm tài liệu của tông phái bên nhà để phần sưu tập nầy được cập nhật. Cốt ý là mong sao cho hàng hậu học chúng ta tường tận nguồn gốc tông môn của mình khi định cư ở một quốc gia khác.
Sang Trung Hoa Thọ Giới:
Bài kệ pháp hiệu/pháp tự
Theo lời chỉ định của Tổ Hiển Kỳ phái đoàn thọ giới quay về Việt Nam để hoằng truyền tông phái. Trong năm 1933, ngài Liễu Thiền phải lo chu tất cho hai đám tang, một là của Ông Lão Tiễn, vị thầy đầu tiên và kế đến là song thân của Ngài để tròn bổn phận hiếu hạnh với tổ tiên cha mẹ và thầy bạn. Ba tháng sau, ngài nhậm chức trụ trì chùa Tôn Thạnh, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, đây là do sự thỉnh cầu của ông Cả Tiệm. Chùa Tôn Thạnh được khai sáng bởi Tổ Viên Ngộ năm 1807, là ngôi chùa cổ kính được liệt kê vào danh tích văn hóa lịch sử của tỉnh Long An. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong thời gian lánh nạn chiến tranh đã vào chùa ở một thời gian, ông cảm kích nét thiền vị của thiền môn và sáng tác bài thơ về chùa Tôn Thạnh:
Nguồn: www.quangminh.org.au
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét