LỜI GIỚI THIỆU
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta. Chúng tôi khuyến khích Thiền sinh Thích Nhật Quang phiên dịch nhằm mục đích phổ biến tài liệu Phật giáo do người Việt Nam sáng tác, còn sót lại trong những bản văn chữ Hán.
Phật tử Việt Nam rất sùng mộ đọc tụng kinh Pháp Hoa, mà rất ít người hiểu được huyền chỉ của kinh. Vì thế phổ biến được quyển Đề Cương này sẽ giúp nhiều Phật tử thấy được chỗ cao siêu thâm áo của kinh.Thường trì tụng mà không hiểu được lý kinh thì công đức đâu được là bao. Đọc kinh mà thâm được lý, thật là người đi đêm mà được ngọn đuốc sáng lo gì sa hầm sụp hố. Công đức của người tụng kinh thâm đạt lý thú thật không sao kể siết.
Với bản nguyện xương minh Phật giáo nước nhà, cùng phá dẹp thành trì mê lầm đang ngăn lấp con đường Chánh giác của hàng Phật tử, nên chúng tôi ghi vào đây vài lời giới thiệu với độc giả.
THÍCH THANH TỪ
MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu
2. Lời người dịch
3. Phàm lệ
4. Lời dẫn tựa-Pháp Hoa Đề Cương
5. Tựa- Tông chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
6. Tông chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
7. Tổng nêu Pháp Dụ và Đề Mục của Kinh
8. Tổng nêu nhân do tôn chỉ Khai thị ngộ nhập
9. Nêu rõ diệu lý theo mỗi phẩm trong kinh phân giải
· Phẩm Phương tiện, Thí dụ, Tín giải, Thọ Ký
· Phẩm Dược Thảo Dụ và Hóa Thành Dụ
· Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, thọ học vô nhân ký và Phẩm Pháp sư
· Phẩm Hiện Bảo Tháp
· Phẩm Đề-bạt-đạt-đa
· Phẩm trì
· Phẩm An Lạc Hạnh
· Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
· Phậm Như Lai Thọ Lượng
· Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tùy Hỷ Công Đức, và Pháp Sư Công Đức
· Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát
· Phẩm Như Lai Thần Lực và Chúc lụy
· Phảm Dược Vương Bồ Tát Bản sự
· Phẩm Diệu Âm Bồ Tát Phỏ Môn
· Phẩm Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn
· Phẩm Đà La Ni
· Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự
· Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
· Bạt Dẫn Đề Mục Cầu Kinh Phụ Tụng Tông Chỉ Các Chữ
· Bạt Dẫn Đề Mục Đầu Kinh
· Phụ Lục Khai Thị Ngộ Nhập Nhất Phật Thừa Tri Kiến Đạo Trí Tuệ Tông Chỉ
· Các chữ phụ tụng, Tụng 14 chữ
· Chỉ thẳng Diệu Nghĩa của 14 chữ Toát yếu
· Phụng Khuyến Hối Thàng Mật Cơ Tụng Vài Tắc
· Phụ bản chữ Hán
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét